Có bao giờ bạn đang làm việc và đột nhiên ngay sau khi ăn cơm, bạn cảm thấy buồn ngủ không? Nếu có, đó không phải là câu chuyện của riêng bạn nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ăn cơm lại thường xuyên thôi thúc bạn đi ngủ đột ngột?

Gần đây, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Pooja Makhija đã chia sẻ trên Instagram cách cơm  gây buồn ngủ và giải pháp để tránh cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải không mong muốn.

Mối quan hệ giữa cơm và ngủ

Trên toàn cầu, rất nhiều người ăn cơm như một phần lương thực chính của họ. Người ta tự hỏi liệu giống hoặc chất lượng của gạo có phải là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn ngủ hay không, nhưng không phải vậy. Cơm là thực phẩm an toàn và đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh vì nó chứa nhiều carbohydrate.

Bà Pooja giải thích: “Bất kỳ loại carb nào cũng sẽ có tác dụng tương tự vì carb được chuyển hóa thành glucose và glucose cần insulin. Một khi insulin tăng lên, nó sẽ thúc đẩy não đưa các axit béo thiết yếu của tryptophan vào. Quá trình đó làm tăng melatonin và serotonin, là những hormone gây buồn ngủ”.

Được biết, đây là một phản ứng thần kinh rất bình thường để cơ thể có thể làm chậm lại bất cứ điều gì nó đang làm và tập trung vào tiêu hóa.

Chắc hẳn bạn đang nghĩ rằng điều đó có nghĩa là tiêu thụ cơm, nhất là vào bữa trưa chắc chắn là một ý kiến tồi. Nếu bạn không muốn cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải vào giữa ngày, đây là hai giải pháp:

Kiểm soát khẩu phần ăn và tránh ăn quá nhiều cơm

Người ta có xu hướng ăn nhiều cơm hơn so với bánh mì. Theo Pooja, kiểm soát khẩu phần ăn là giải pháp đầu tiên. Số lượng bữa ăn không nên quá lớn. Bữa ăn càng nhiều, nỗ lực chống chọi với mệt mỏi càng lớn. Lượng cơm ít hơn là cách bạn có thể ngăn chặn các hormon buồn ngủ tiết ra trong máu, gây ra cảm giác mệt mỏi.

Tiêu thụ ít carbs hơn

Đảm bảo rằng bạn ăn ít carbs hơn trong bữa ăn của mình. Bà Pooja khuyên rằng bữa ăn trưa của bạn nên có 50% rau, 25% protein và 25% carbs./.