Liên quan tới liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học vừa đạt giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 mới đây, Giáo sư- Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho rằng đây là một bước đột phá, thành tựu giúp cho các tế bào miễn dịch mạnh lên để chống lại ung thư. Tuy nhiên bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được các loại thuốc này.
Ung thư là một trong những bệnh lý gia tăng hàng đầu tại Việt Nam. |
Tại Việt Nam, ung thư là một trong những bệnh lý gia tăng hàng đầu, năm 2018 ước tính có hơn 164.000 ca mới và hơn 114.000 ca tử vong. Còn tại TP.HCM, năm 2010 có hơn 6.800 ca ung thư mới, đến năm 2015 tăng lên 9.000 ca. Riêng tại Bệnh viện Ung bướu, số lượng bệnh nhân ung thư tới điều trị hàng năm tăng khoảng 10%. Đặc biệt từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2018, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 30.000 ca mới, chiếm 69,6% các trường hợp đến khám tại bệnh viện.
Hội thảo phòng, chống ung thư thường niên TP.HCM năm 2018 với 115 bài báo cáo mang tính chuyên sâu, cập nhật những tiến bộ mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư.
Trong đó tiêu biểu là các báo cáo chuyên đề về vấn đề liệu pháp miễn dịch, như “Ức chế chốt kiểm trong liệu pháp miễn dịch ung thư” của Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam; “Liệu pháp miễn dịch trong ung thư phổi không tế bào nhỏ: Tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân của bạn ngay bây giờ” của Giáo sư Mitchell Paul đến từ Úc và trình bày về “Vai trò của dấu ấn sinh học trong hướng dẫn quyết định lâm sàng cho liệu pháp miễn dịch” của Giáo sư Pathmanathan A. Radjadurai – Malaysia./.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú ở Việt Nam đã ngang bằng Singapore
Người chết do ung thư tăng chóng mặt