trungga_vlya.jpg
Trứng. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm salmonella gây nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa.
Hạt dẻ. Hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.
Thịt lợn. Thịt chưa đạt tới nhiệt lượng thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán kí sinh… Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người.
Thịt gà. Thịt gà được bày bán ở các siêu thị hay các cửa hàng đã được sơ chế sẵn, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn khác có nguy cơ gây hại cho cơ thể nếu chúng ta không nấu chín kỹ.
Giá đỗ. Giá đỗ sống vốn là một món ăn bổ dưỡng nhưng vì lợi nhuận kinh tế mà người làm giá hiện nay dùng thuốc kích thích khiến người tiêu dùng phải gánh chịu nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, bạn nên hạn chế ăn nhiều giá đỗ sống để ngừa các bệnh xấu có thể xảy ra.

Đậu đỏ. Đậu đỏ sống chứa nhiều lectin, một chất độc có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Rau mầm họ đậu. Một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim… có hàm lượng lớn glucozid sinh a-xít cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc.

Cà chua xanh. Trong quả cà chua xanh có chứa chất độc solanine, sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Bông cải xanh và bắp cải. Ăn bông cải xanh và bắp cải khi còn sống có thể gây đầy hơi, khó tiêu trong dạ dày vì chúng chứa chất hóa học làm thay đổi việc sản xuất hormone thryroid trong cơ thể.

Sắn (củ mì). Trong củ sắn có chứa cyanide hoặc glycosides cyanogenic, tuy rằng các độc tố nằm chủ yếu ở lá giúp ngăn chặn các loại côn trùng và động vật, nhưng thực chất nằm dưới lớp vỏ sắn cũng có một phần độc tố này.

Cà tím. Cà tím khi còn sống cũng chứa độc tố solanine. Các triệu chứng của nhiễm độc solanine bao gồm nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy. Do vậy, khi cơ thể không bạn không nên ăn cà tím sống.
Cá sống. Món cá sống chứa rất nhiều kí sinh trùng ceviche.