Thuốc lá: Bạn càng hút thuốc nhiều thuốc lá và hút lâu thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư cổ họng và thực quản. Hút thuốc lá cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể như gan, bàng quang, tuyến tụy, thận, dạ dày và đại tràng. Những người hít phải khói thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư phổi. |
Uống quá nhiều rượu: Rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về ảnh hưởng của rượu lên sức khỏe con người. Uống quá nhiều rượu (bất kỳ loại nào) sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: miệng, cổ họng, thực quản, gan, đại tràng. Ở phụ nữ, rượu làm tăng rủi ro mắc ung thư vú. Đặc biệt, hút thuốc lá kết hợp với rượu làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa trên (miệng, họng, thực quản). |
Chế độ ăn không lành mạnh: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) và thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, một số thực phẩm và đồ uống có lượng đường cao như nước trái cây, pizza và soda cũng là những yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. |
Ngồi quá lâu không vận động: Một nghiên cứu cho thấy, nếu bạn ngồi quá nhiều trong một ngày mà không đứng dậy vận động, đi lại thì có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ung thư phổi, nội mạc tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt. Vậy nên, trong khoảng thời gian làm việc, cách 30-45 phút, bạn nên đứng dậy hoạt động, đi lại. Dành 30 phút đi bộ mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đồng thời sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa. |
Thừa cân: Thừa cân quá nhiều là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: tuyến vú, buồng trứng, đại tràng, tuyến giáp, túi mật và tuyến tụy. Bạn hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục đều đặn thì sẽ có thể quản lý tốt hơn cân nặng của mình và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. |
Nhiễm virus HPV: Virus HPV (human papillomavirus) là một loại virus gây u nhú ở người. Virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục, lây truyền qua tiếp xúc da với da của những người bị nhiễm. Virus HPV có thể gây ra nhiều loại ung thư như: cổ tử cung, hậu môn, cuống họng, cổ tử cung, dương vật. Một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa virus HPV là tiêm chủng. Việc tiêm ngừa vaccine HPV có hiệu quả lý tưởng ở nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 chưa nhiễm virus HPV; phụ nữ trước khi có quan hệ tình dục. |
Lão hóa: Mặc dù ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trung bình để chẩn đoán ung thư là 66. Những người già phổ biến mắc một số bệnh ung thư như: ung thư xương, ung thư bạch cầu và ung thư thần kinh. Các nghiên cứu khoa học cho rằng, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư càng tăng do các chức năng tế bào miễn dịch trong cơ thể giảm. |
Đột biến gen di truyền: Các loại ung thư đa phần bắt nguồn từ sự biến đổi gen, có thể tích tụ qua quá trình trưởng thành, phơi nhiễm độc chất ở môi trường xung quanh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống, hormone... Theo website của Tổ chức phòng chống ung thư Force, một vài người khi sinh ra đã có nguy cơ ung thư cao hơn so với bình thường vì họ thừa kế những gen bị biến đổi, chẳng hạn như gen quy định sự phát triển và sửa chữa các DNA hỏng. |