1_ngfj.jpg

Sử dụng tỏi: Tỏi có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, có thể giúp giảm sưng và rút ngắn thời gian phục hồi.

Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu bạc hà và trà xanh được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, chống virus, khử trùng và ngăn chặn cơn đau họng.

Vitamin C: Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ bạn khỏi những cơn đau, vitamin C đồng thời có tác dụng giúp ngăn ngừa lão hóa.

Sử dụng tía tô đất: Đây là thảo dược có đặc tính kháng vi khuẩn, giúp tăng cường miễn dịch, giảm đau, giảm viêm.

Nha đam: Không chỉ đem lại hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, nha đam cũng giúp giảm đau và tăng tốc độ lành của vết thương.

Sử dụng rễ cam thảo: Là một dược liệu phổ biến có chứa axit glycyrrhizic – một chất có khả năng chống virus và giúp giảm đau.

Sử dụng hoa cúc dại Mỹ (Echinacea): Thảo dược này có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và ngăn ngừa vết loét, qua đó giảm đau và tăng thời gian phục hồi.

Vitamin E: Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E là cách hữu hiệu giúp giảm đau, kích thích hệ miễn dịch và tăng sự hình thành của tế bào./.