stress_1_qsyd.jpg
Các hành vi nghiện:Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến các hành vi nghiện. Các hành vi này có thể dễ nhận ra như uống rượu, hút thuốc hoặc ăn uống vô độ để giảm bớt cảm giác áp lực.
Mất ngủ:Stress có thể khiến bạn luôn cảm thấy thèm ngủ nhưng lại không thể ngủ được. Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến ở những người bị stress.
Thay đổi thói quen ăn uống:Stress có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống theo hai cách: khiến bạn mất khẩu vị hoặc khiến bạn ăn uống vô độ. Đó là do sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Thay đổi thói quen tập luyện:Bạn có thể ít muốn tập luyện thể chất hơn khi bị stress. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tập thể dục là cách tốt nhất để chống chọi với căng thẳng.
Lo âu:Nếu stress kéo dài và bắt đầu tác động tiêu cực hơn đến cuộc sống thường ngày của bạn, bạn có thể cảm thấy lo âu. Biểu hiện của lo âu gồm đau bụng, hoang tưởng, căng thẳng, chóng mặt, u uất, thậm chí hoảng loạn.
Trầm cảm:Stress kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến trầm cảm. Triệu chứng trầm cảm bao gồm chán nản, buồn bã, uể oải, suy nhược,...
Suy giảm miễn dịch:Stress kéo dài đi kèm với sự tăng hormone có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, khiến bạn dễ ốm, bị bệnh hơn.
Tách biệt khỏi cộng đồng: Khi bị stress, bạn thường tự tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Điều này có thể gây hậu quả khôn lường. Nghiên cứu cho thấy, dành thời gian với những người thân yêu sẽ giúp giảm căng thẳng.
Khiến các bệnh khác trở nặng: Stress làm yếu hệ miễn dịch, điều này không chỉ khiến bạn dễ ốm hơn mà còn khiến các bệnh vốn có như thấp khớp hay hội chứng ruột kích thích (IBS) trở nặng hơn. 

Luôn cảm thấy kiệt sức: Stress kéo dài có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi dù có ngủ đủ giấc. Nếu bạn đang chịu stress kéo dài, hãy tìm cách vượt qua nó vì sức khỏe tinh thần và thể chất của chính bạn./.