Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới
PGS.TS, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân. (Ảnh: KT) |
Chẳng hạn: Giết trẻ em lấy nội tạng, do mâu thuẫn giữa người lớn mà sát hại trẻ em để trả thù, do bức xúc trong lúc trông trẻ vì thấy trẻ quấy khóc không kiềm chế được nên có hành vi bạo lực với trẻ. Hiện tượng gần đây diễn biến có nhiều trạng thái mới, tính phức tạp nên càng khiến xã hội lo lắng.
Dưới góc độ nghiên cứu về tội phạm, có thể nhận thấy những vụ tàn sát man rợ thể hiện sự rối loạn nhân cách, lệch chuẩn về hành vi, chai sạn cảm xúc của đối tượng. Đối tượng hành động theo sự thúc đẩy vì mục đích tối thượng là thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng, không suy nghĩ đến hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và cho chính đối tượng.
Đáng lo ngại là hiện tượng lấy trẻ em để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống. Với những đối tượng văn hóa thấp, nhận thức thấp, đạo đức xuống cấp, tính cách lạnh lùng, vô cảm, họ sẽ sẵn sàng xuống tay sát hại đứa trẻ. Đây là hiện tượng nguy hiểm mà xã hội cần lên án mạnh mẽ và pháp luật phải trừng trị nghiêm khắc.
Tạo môi trường lành mạnh để phòng ngừa rủi ro
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn: Môi trường xã hội hiện nay đang phức tạp, đa chiều và trẻ em là đối tượng yếu thế dễ bị xâm hại. Đúng là hiện nay công tác quan tâm giáo dục và bảo vệ trẻ em có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm hoặc có kỹ năng, biện pháp bảo vệ con em mình, bên cạnh đó nhiều trường ngoài dạy chữ cũng chưa thực sự quan tâm dạy kỹ năng tự vệ cho các em và chưa có biện pháp quản lý giáo dục hữu hiệu; các tổ chức đoàn thể trong khu dân cư cũng còn nhiều hạn chế để giúp các em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Việc làm sao các em được sống trong môi trường lành mạnh, được học kỹ năng bảo vệ mình, rồi kỹ năng phòng tránh rủi ro, thoát hiểm và thông tin tố giác hành vi để tự bảo vệ cho mình thì hiện nay chúng ta chưa làm tốt.
Về hệ thống pháp luật thì đã cơ bản đáp ứng việc đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực trẻ em. Tuy nhiên, còn sơ hở trong quản lý xã hội, việc thực thi pháp luật còn hạn chế, năng lực của chính quyền cơ sở, năng lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, năng lực của đoàn thể và ý thức chấp hành của người dân còn thấp...
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn: Các cơ sở mầm non ngoài việc tuyên truyền phổ biến thực hiện Luật Trẻ em, phòng chống bạo lực, bình đẳng giới... thì công tác quản lý địa bàn ở từng cơ sở, từng ngành phải rõ. Chẳng hạn, người tham gia vào cơ sở giáo dục mầm non thì phải được lựa chọn và phải là người được đào tạo bài bản, kỹ năng chăm sóc tốt… Đồng thời, tạo điều kiện môi trường cơ sở vật chất tốt, giảm áp lực công việc cho họ, bởi nếu số lượng trẻ quá đông thì các cô bị áp lực rất lớn. Cơ sở giáo dục phải quán triệt từ lãnh đạo đến giáo viên cách chăm sóc trẻ như thế nào, phương pháp giáo dục ra sao và đặc biệt có quy chế chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, đối với các điểm trông giữ trẻ mới mở, phải đưa việc gắn camera là một điều kiện để cấp phép.
Còn với những trường hợp có tiền sử bị tâm thần thì cần phải được quản lý, chữa trị, theo dõi giám sát và tuyệt đối không được bố trí họ vào vị trí bảo vệ.
Đối với trường hợp bạo hành trẻ em, chúng ta cần phải tuyên truyền, cả xã hội phải lên án mạnh mẽ hành vi đó và khi phát hiện phải xử ý nghiêm minh, đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm.