Quyền tiếp cận thông tin là quyền con người và là quyền cơ bản của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên.
Quyền tiếp cận thông tin là quyền con người và là quyền cơ bản của công dân (Ảnh minh họa) |
Sau nhiền lần tạm dừng vì còn nhiều ý kiến khác nhau, hiện nay, dự thảo Luật tiếp cận thông tin đang được Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Phải đảm bảo những yếu tố gì để người dân được tiếp cận thông tin một cách chủ động, chính xác, kịp thời là câu hỏi cần được phân tích sáng tỏ. Bởi thực tế, còn quá nhiều khó khăn và vướng mắc để người dân thực hiện quyền này dù nó đã được ghi nhận trong Hiến pháp và quy định rải rác trong nhiều văn bản luật khác nhau.
Theo khảo sát mới đây của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì có tới 70% doanh nghiệp cần tới mối quan hệ cá nhân với cơ quan nhà nước để tiếp cận được thông tin.
Trong một nghiên cứu khác của dự án Minh bạch Việt Nam do Ngân hàng thế giới thực hiện gần đây cho thấy ở nhiều nơi, khi người dân muốn tìm hiểu thông tin về đất đai, cán bộ phụ trách thường yêu cầu phải được lãnh đạo đồng ý, đòi giấy giới thiệu hoặc trả lời thẳng thừng đó là thông tin mật không cung cấp. Cứ khoảng 8 xã mới có 1 xã cung cấp thông tin quy hoạch đô thị cho người dân.
Một vài ví dụ để thấy rằng muốn cụ thể hóa quyền tiếp cận thông tin trong dự thảo luật và hiện thực hóa quyền này trong cuộc sống còn phải phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. Phóng viên VOV.VN trao đổi với Tiến sỹ, luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam về vấn đề này./.
Mời quý độc giả nghe nội dung chi tiết dưới đây: