Thông tin liên lạc đã và đang trở thành vấn đề sống còn đối với ngư dân trên biển. Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, ngư dân ở nhiều địa phương đã tự bỏ tiền ra đầu tư xây dựng hệ thống thông tin liên lạc để phục vụ cho việc làm ăn trên biển cũng như việc cảnh báo bão hay tìm kiếm cứu nạn. Cách làm của bà con ngư dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với sự tích cực của người “Trưởng đài” Bùi Văn Lương đã kết nối biển khơi với đất liền, xóa đi khoảng cách không gian, xử lý kịp thời những sự cố trên biển, đặc biệt khi mùa mưa bão đang đến gần.
Từ bài học xương máu
Cho đến bây giờ, thuyền trưởng Bùi Văn Lương, 58 tuổi, trú tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn không thể nào quên chuyến đi biển định mệnh đó. Một buổi chiều tháng 5-2000, sau khi đã bơm đầy dầu và chất đầy những nhu yếu phẩm phục vụ cho chuyến đi biển dài ngày, ông Lương cùng 10 thuyền viên bịn rịn chia tay người thân rồi nhổ neo, hướng biển Đông Bắc. Theo kinh nghiệm của những người đi biển lâu năm truyền lại, vào mùa này trên vùng biển Đông Bắc thường câu được rất nhiều mực và các loại hải sản có giá trị cao.
|
Ngày ngày ông Bùi Văn Lương cần mẫn làm cầu nối |
Sau khi gặp tai nạn, ông lui về phụ giúp việc nhà cho vợ con. Mỗi lúc nhớ biển, ông lại ra bến cá để nhìn theo bóng dáng những con tàu đánh cá và nói chuyện với các thủy thủ. Biết ông vẫn còn nặng nợ với biển và để giảm bớt những thiệt hại do thiên tai gây ra, đầu năm 2003 bà con ngư dân của xã Bình Chánh đã họp và thống nhất cùng nhau chung tiền mua sắm các trang thiết bị hiện đại, xây dựng trung tâm thông tin liên lạc. Mọi người cũng thống nhất đề cử ông Bùi Văn Lương giữ chức vụ Trưởng đài phát sóng ICom Bình Chánh.
”Mệnh lệnh” từ trái tim
Lật giở những trang nhật ký ghi chép hàng ngày, ông Bùi Văn Lương, “trưởng đài” phát sóng Icom của xã
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay toàn tỉnh có hơn 4.000 chiếc tàu, thuyền các loại với tổng công suất khoảng hơn 258.000 CV; có 47.725 người sinh sống bằng ngư nghiệp; trong đó, có hơn 4.000 lao động trực tiếp đi biển đánh cá.
Tuy thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm, nhưng hiện chỉ có 40% tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi có trang bị dụng cụ chống chìm, chống thủng (hay còn gọi là Dom), 60% tàu thuyền có trang bị phao cứu sinh và mới chỉ có khoảng 50% các tàu, thuyền trên 40 CV được trang bị phương tiện hệ thống thông tin liên lạc nhưng chủ yếu vẫn là tầm ngắn và tầm trung.
Các tàu thuyền đánh bắt xa bờ, dù được trang bị hệ thống máy I Com nhưng hầu hết chủ tàu, thuyền trưởng và các thuyền viên chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về đất liền, gây khó khăn cho việc chỉ đạo khi có bão gió và các sự cố xảy ra trên biển.
Rồi ông Lương tiếp tục kể câu chuyện đau thương của tàu QNg 95177 bị nạn trong cơn bão số 1 năm 2008. “Hôm đó, nhận được thông tin báo bão của BĐBP tỉnh Quảng Ngãi, tôi đã trực canh 24/24h để liên lạc với các tàu. Cứ 30 phút tôi lại phát bản tin cảnh báo bão đến tất cả các tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi. Nhận được thông báo của đài Icom xã Bình Chánh chúng tôi, thuyền trưởng của tàu QNg 95177 cũng đã cho tàu vào tránh bão tại quần đảo Hoàng Sa nhưng tất cả ngư dân không chịu lên đảo để tránh bão mặc cho đó là yêu cầu chỉ đạo của lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả khi sóng đánh mạnh đã làm 9 người trên tàu bị rơi xuống biển và mất tích, chỉ cứu được 1 người.”-Ông Lương buồn bã nói.
“Làm cái nghề này cực lắm. Hầu như quanh năm suốt tháng không được ngơi nghỉ.” Ông Lương phân trần. Rồi ông kể, có nhiều hôm vừa bưng bát cơm lên miệng thì có một thuyền viên liên lạc với đài để xin nói chuyện cùng với vợ, với con, ông Lương lại phải bỏ bát cơm xuống để chạy đi kêu. Nhất là những hôm có gió bão hay áp thấp nhiệt đới, cả xã Bình Chánh hầu như không ngủ, các bà, các chị, các cô có chồng, con đang đi biển đều tập trung ở đài để nghe thông tin về những người thân của họ hiện đang trên biển. Những hôm đó ông Lương phải túc trực 24/24h để vừa liên lạc, thông báo dự báo thời tiết với các tàu vừa làm nhiệm vụ nối liên lạc giữa các tàu với người thân của họ ở đất liền. “Tuy công việc vất vả nhưng cũng vui lắm. Tui cũng coi đây như là mệnh lệnh từ trái tim mình!” Rồi ông cười tủm tỉm: “Cho đến bây giờ tui vẫn rất yêu biển, nhớ biển, nhưng do sức khỏe tui không thể cầm lái các con tàu để cưỡi sóng, đạp gió được nữa, nhưng tui vẫn cảm thấy vui hơn, khỏe hơn khi biết mình vẫn còn có ích cho đời, cho xã hội.”
Trong suốt thời gian làm “trưởng đài” phát sóng Icom Bình Chánh, ông Lương không nhớ rõ đã bao nhiêu lần trực tiếp cứu nguy cho những con tàu gặp nạn và cũng đã làm “người đưa tin” giữa đất liền và những con tàu đánh bắt xa bờ, giữa gia đình với các thuyền viên. Chỉ biết rằng, hàng ngày ông vẫn miệt mài, chăm chỉ làm công việc thông báo tình hình thời tiết, là chiếc cầu nối tình cảm giữa những người trên bờ với từng con tàu đang miệt mài đánh bắt giữa trùng khơi./.