Dân số trẻ, tăng trưởng ngành hàng thời trang khoảng 20%/năm trong khi 80% phần dệt may Việt Nam lại xuất khẩu chính là lý do các hãng thời trang ngoại thèm muốn thị trường Việt.

hang_hieu_soew.jpg
Hàng dài người đội nắng xếp hàng đợi nhiều giờ liền để được mua quần áo của thương hiệu bình dân đến từ nước ngoài. Ảnh: Lê Quân
‘Tôi không thể nghĩ người Việt thích thời trang như vậy’

Chia sẻ về lý do H&M tham gia thị trường Việt Nam thời điểm này, khi nhiều thương hiệu ngoại khác đã ghi dấu sự hiện diện một vài năm trước, ông Fredrik Famm, Giám đốc điều hành H&M khu vực Đông Nam Á, nói rằng với với thị trường này, H&M không đặt tham vọng sẽ là nhãn hàng đầu tiên, mà vào theo cách riêng, để giữ khách.Theo ông Fredrik Famm, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng của thời trang khi dân số trẻ, kinh tế phát triển nhanh. Nhưng quan trọng hơn, đây là thị trường được nhận định có chuẩn thời trang khá tốt, người trẻ rất quan tâm và yêu thích thời trang.“Tôi nhận thấy giới trẻ Việt Nam hứng thú với thời trang hơn nhiều nước trong khu vực. Mặc dù tôi đã nghiên cứu thị trường, đã biết về thị trường thời trang Việt Nam nhiều năm nay, nhưng đến khi tận mắt chứng kiến họ đi dự một bữa tiệc thời trang với gu ăn mặc sành điệu, quan tâm tạo cho mình những cá tính ăn mặc riêng thì  tôi biết rằng chúng tôi đã đúng khi quyết định vào Việt Nam”, ông Fredrik Famm nói.Cũng theo vị này, 2 năm xúc tiến đưa sản phẩm vào Việt Nam, ông nhận thấy ngành công nghiệp thời trang Việt Nam rất sôi động. Từ thiết kế, kinh doanh đến người tiêu dùng đều tạo cho mình một phong cách riêng làm cho thời trang Việt đa dạng rất nhiều, điều này rất phù hợp với tiêu chí kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại.Và đúng như ông Fredrik Famm, trong ngày đầu mở bán, đã có hơn 12.000 khách hàng Việt xếp hàng từ sáng sớm đến đêm khuya chờ mua cho được các sản phẩm của nhãn hàng thời trang nhanh này.Đúng một năm, vào tháng 9/2016, Zara cũng lần đầu ra mắt thị trường Việt Nam và cũng chứng kiến cảnh hàng nghìn khách xếp hàng, chen lấn mua quần áo trong ngày đầu mở cửa.Zara đã công bố con số doanh thu bán hàng lên mức hơn 5,5 tỷ đồng chỉ trong một ngày mở bán, phá kỷ lục doanh thu trên cả 2.000 điểm bán toàn cầu tại 88 quốc gia của thương hiệu này, khiến nhiều doanh nghiệp giật mình.Ở thời điểm này, khi sát vách Zara Việt Nam là hàng loạt cái tên đình đám cùng phân khúc như Gap, H&M, Old Navy, Mango, Nine west… thì bên trong khu bán hàng của Zara, hàng ngày khách mua vẫn xếp hàng kiên nhẫn chờ thử quần áo, kiên nhẫn đợi thanh toán.  Người Việt Nam mê hàng hiệu thứ 3 thế giới

Với dân số trên 90 triệu người, thị trường thời trang Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân 15-20%/năm. Các doanh nghiệp nội lại mải mê gia công, xuất khẩu (kim ngạch năm 2016 đạt hơn 23 tỷ USD). Thị trường tiêu thụ trong nước với mức 4,5 tỷ USD/năm được cho là màu mỡ nhưng không nhiều doanh nghiệp tham gia, là miếng bánh ngon để hàng thời trang ngoại lần lượt chiếm giữ.

Chật như nêm trong ngày đầu khai trương cửa hàng H&M ở Sài Gòn. Ảnh: Lê Quân
Theo tính toán của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thị trường tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam dù ở mức 4,5 tỷ USD nhưng năng lực sản xuất của ngành đã rất lớn. Thị trường nội địa không thấm gì so với kim ngạch xuất khẩu, khiến các doanh nghiệp nội khó giảm xuất khẩu để quay về.Hơn nữa, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng không đủ năng lực cạnh tranh với với doanh nghiệp ngoại trong tất cả các khâu từ thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu, phân phối.Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 200 thương hiệu thời trang ngoại, chiếm hơn 60% thị trường với đủ các phân khúc từ cao cấp đến tầm trung, bình dân.Nhiều thương hiệu đã và đang tiếp tục đến Việt Nam bằng nhiều hình thức. Nếu H&M mở cửa tại Việt Nam đầu tháng tháng 9 sau 2 năm rầm rộ chuẩn bị, thì Old Navy lặng lẽ đặt cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM trong tháng 6, thông qua IPP, nhà phân phối hàng hiệu đã mang nhiều thương hiệu có tiếng vào Việt Nam.Trước đó, vào đầu năm, Sơn Kim Fashion cũng ký hợp tác đưa nhãn hàng Dickies (Mỹ) vào Việt Nam và trở thành nhà phân phối độc quyền. Sơn Kim cho biết cửa hàng đầu tiên sẽ hình thành trong năm nay, 5 năm tiếp theo sẽ mở 30 cửa hàng trên toàn quốc.Công ty Cổ phần Maison cũng công bố liên tiếp đưa các nhãn hàng thời trang quốc tế phân khúc trung và cao cấp vào thị trường Việt Nam. Đến nay, Maison đã phân phối 21 nhãn hàng như Christian Louboutin, Karen Millen, Max&Co, Max Mara, NYS… và sở hữu 44 cửa hàng tại Việt Nam.Uniqlo của Nhật Bản cũng đang ráo riết tuyển dụng nhân sự chuẩn bị ra mắt hai cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM năm nay. Còn Forever 21 dự kiến có mặt tại Việt Nam vào năm 2018...Với Zara, sau cửa hàng ở TP.HCM, thương hiệu này đang chuẩn bị mở cửa hàng tiếp theo tại Hà Nội trong tháng 10. H&M không tiết lộ thời điểm mở cửa hàng tiếp theo, nhưng khẳng định mở hàng loạt cửa hàng lớn nhỏ tại Việt Nam trong 2 năm tiếp theo.Bà Nguyễn Hồng Trang, CEO của Sơn Kim Fashion, nhìn nhận từ năm 2017, thị trường thời trang Việt Nam sẽ cạnh tranh quyết liệt với sự có mặt của các thương hiệu quốc tế ở phân khúc trung bình. Đây cũng được cho là phù hợp với xu hướng chuộng hàng thời trang nhanh hiện nay.Trong một khảo sát gần đây của hãng Niesel, dựa trên 29.000 người tại 58 quốc gia trên thế giới, có 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẵn sàng chi tiền cho hàng hiệu.Theo kết quả này, số lượng người Việt mê hàng hiệu đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Mức chi tiêu dành cho quần áo của người Việt đứng thứ 3, chiếm 13,9% chỉ sau chi tiêu dành cho thực phẩm (32,9%) và tiền tiết kiệm (14,9%).Trung bình người tiêu dùng Việt sẽ chi tiêu khoảng 1 triệu đồng cho việc mua sắm quần áo trong một tháng. Những sản phẩm giá thành thấp, mức 100.000-300.000 đồng được lựa chọn nhiều nhất. Theo sau đó là mức giá từ 300.000-500.000 đồng. Khách hàng có độ tuổi từ 30-39 mua nhiều nhất.6 lý do chính người tiêu dùng quyết định mua quần áo mới:Sau khi nhận lương hoặc khi có nhiều tiền Có chương trình giảm giáChuẩn bị đi du lịch hay vào những dịp lễKhi cần thay thế quần áo cũThích lúc nào thì mua lúc ấy Chỉ mua khi thật sự cần thiết.(Nguồn: Công ty Cổ phần giải pháp AZ)