Ngay sau khi mở cửa, hơn 2.000 người xếp hàng dài chờ cả đêm đã đập cửa mạnh tới mức cánh cửa kính của cửa hàng vỡ vụn và ào vào. Một khách hàng đã bị đám đông quật ngã và đè đẹp.

Chỉ vì kéo dài đúng 24h, giá rẻ hơn một nửa ngày thường, thật không khó hiểu khi ngày thứ Sáu cuối cùng trong tháng 11 trở thành thời điểm mua sắm đổ mồ hôi và máu của người Mỹ. Hàng năm, cứ vào ngày Black Friday, người ta lại ghi nhận được cảnh hàng trăm người chen lấn, lao vào nhau tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ để giành giật những món đồ giảm giá mạnh.

black_friday_giam_dap_toi_chet_de_tranh_mua_do_giam_gia_2_wwsp.jpg
Hỗn chiến để giành giật đồ.

Trong ngày Black Friday 2016, đã có 2 người chết, 2 người bị thương trong các vụ xả súng và đụng độ. Trong đó, một thanh niên 21 tuổi bị bắn chết tại điểm đỗ xe bên ngoài cửa hàng.

Tại một cửa hàng Target ở Tây Virginia, một người đàn ông đã ngã gục khi đang mua sắm, nhưng bị đám đông phớt lờ và bỏ qua. Những người có mặt ở đó cho biết, nhiều người thậm chí còn bước qua cơ thể ông. Người đàn ông sau đó được đưa tới bệnh viện và qua đời ngày hôm sau.

Trước sức hút giảm giá của Black Friday, cảnh sát thành phố Great Manchester đã phải nỗ lực kêu gọi các khách hàng bình tĩnh khi tham gia mua sắm tại 7 cửa hàng trong hệ thống tập đoàn siêu thị bán lẻ Tesco, nơi mà 3 người đàn ông đã bị bắt và một người phụ nữ bị chấn thương nhẹ do một chiếc tivi rơi trúng đầu.

Vụ đánh nhau được camera ghi lại.

Jamie Hook, một người mua hàng trong Tesco ở Stretford vào đêm 27/11 năm ngoái, đã miêu tả ngày hội mua sắm này bằng cụm từ “những tiếng la hét”.

"Tôi nhìn những đám đông khổng lồ chen lấn nhau, mọi người trèo lên kệ tranh nhau hàng hóa, đánh nhau để giành giật đồ. Điều này thậm chí còn diễn ra trước khi bắt đầu giảm giá”, ông nói.

Tương tự như vậy, tại Mỹ, một phụ nữ đã bị xô ngã và bị chính cây bút của mình đâm vào cổ. Không một khách hàng nào dừng lại để giúp bà. Khi xe cứu thương đến, không khách hàng nào chịu đứng tránh để bác sĩ đi qua đám đông, bởi không ai muốn phải đứng xa những món hàng giảm giá.

Xô đẩy, tranh giành không còn xa lạ.

Năm 2011, ở Los Angeles (Mỹ), một người phụ nữ vì không mua được món đồ mình thích sau nhiều giờ chờ đợi, đã dùng bình xịt hơi cay xịt vào đám đông như một cách giải tỏa sự bức xúc.

Một trường hợp điển hình khác là khi một người mua hàng xịt hơi cay tê tái 20 người khác khi tranh giành nhau mua đĩa game giảm giá. Điều đáng nói, người phụ nữ đó đã thanh toán thành công và rời đi mà chẳng ai hay.

Tai nạn phổ biến nhất là chấn thương đầu, xuất huyết bên trong, gãy xương, chấn thương cột sống và khớp háng. Theo các nhân viên cấp cứu, vết bầm tím và đau ê ẩm sau khi bị giẫm đạp nhau có thể là triệu chứng của xuất huyết bên trong. Tuy nhiên, không phải tất cả xe cứu thương đều trang bị máy siêu âm để đánh giá được tổn thương. Bệnh nhân có thể phải được đến bệnh viện để phòng ngừa tử vong.

Nhiều người đã lợi dụng không khí hỗn loạn của ngày Black Friday để chôm đồ. Số lượng đồ bị chôm và những ca bị bắt nhiều tới mức nhân viên làm việc vào ngày Black Friday tăng đột biến.

Giao thông bên ngoài hỗn loạn.

Ở bên ngoài, tình trạng hỗn loạn không kém. Theo ABC7 Eyewitness News, vào lúc cao điểm, đã có khoảng 10 triệu người di chuyển trên tuyến đường này để chuẩn bị cho dịp lễ Tạ ơn. Tình trạng tắc nghẽn giao thông trầm trọng, phải mất tới 4-5 giờ để có thể thoát ra khỏi tuyến đường này.

Mặc dù vậy, ngày này đem lại cho các đơn vị bán hàng số tiền khổng lồ. Theo số liệu của Citipost Mail, ước tính trước khi ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm diễn ra thì Black Friday tại Mỹ thu được khoảng 682 tỷ USD từ người tiêu dùng. Sẽ có 58% đàn ông và 53% phụ nữ lên kế hoạch đi mua sắm ngày Black Friday tại Mỹ.

Trong khi đó, Black Friday tại Anh, số tiền được ước tính chi cho mua sắm trực tuyến được mong đợi sẽ cán mốc 7 tỷ bảng Anh. Jeff Bezos - người giàu nhất thế giới - sở hữu khối tài sản 100 tỷ USD sau khi cơn sốt Black Friday đưa cổ phiếu Amazon lên mức cao kỷ lục./.