Bộ Tài Chính đã phát đi công văn gửi các Cục Hải quan và doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thông báo về việc tăng trần thuế nhập khẩu xăng dầu.

Theo đó,  Mức trần thuế suất được điều chỉnh tăng từ 10-15% so với trước đây.  Biểu thuế mới được chia thành 4 bậc, thay cho 3 bậc của quy định cũ (công văn 837 ngày 19/1/2010 của Bộ Tài chính), dao động 15-40%.

Các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tương ứng với giá các mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới như sau: 

Theo Bộ Tài chính,  được sử dụng làm căn cứ xác định và ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi nêu trên là giá theo công bố của hãng tin Platt trên thị trường Singapore của bình quân 15 ngày trước ngày điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các mặt xăng, dầu liên quan.

Mức thuế nhập khẩu tối đa với mặt hàng xăng, dầu sẽ ở mức cao nhất là 40% khi   giá platt’s dầu thô WTI (giá giầu nhiên liệu) công bố của Hãng tin Platt trên thị trường Singapore bình quân 15 ngày trước ngày điều chỉnh thuế ở mức dưới 60 USD/thùng.

Mặt hàng xăng và dầu hoả chịu thuế 35%, dầu diesel và mazut chịu thuế thấp hơn là 30%, tăng thêm 10% so với quy định cũ khi dầu thô dao động từ 60-75 USD/thùng, 

Xăng và dầu hoả sẽ chịu mức thuế 25%, dầu diesel và mazut chịu thuế 20%, cao hơn 5% so với quy định trước đây khi dầu thô tăng lên ở mức 75-95USD/thùng, 

Trong trường hợp dầu thô đạt từ mức 95 USD/thùng trở lên thì mặt hàng xăng và dầu hoả sẽ được áp dụng mức thuế suất 20% và mặt hàng dầu diesel và mazut chịu thuế 15%.

Các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi nêu tại công văn này là một trong những căn cứ, cơ sở để Bộ Tài chính xem xét, ban hành Thông tư hướng dẫn về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cụ thể đối với các mặt hàng xăng dầu và cũng là một trong những căn cứ để các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh.../.