Từ đầu năm 2016, cuộc đua tăng lãi suất huy động được hầu hết các ngân hàng rục rịch thực hiện và khi các ông lớn bắt đầu nhập cuộc, Ngân hàng nhà nước vẫn cho rằng, đây không phải là xu hướng chung, chủ yếu do dự trù nguồn vốn cho vay ở một số đơn vị, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh những tháng sau Tết.
Cụ thể, theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, hầu hết các nhà băng như Eximbank, ngân hàng OCB, SeABank … đã bắt đầu “đua nhau” tăng tiền gửi lãi suất, đặc biệt từ đầu tháng 3/2016.
Tại ngân hàng OCB, kỳ hạn 13 và 21 tháng hưởng lãi suất là 7,7%/năm, kỳ hạn 24 tháng là 7,8%/năm, kỳ hạn 36 tháng lên tới 8%/năm.
Tương tự, tại ngân hàng Eximbank, với kì hạn 15 tháng và 18 tháng khách hàng gửi số tiền dưới 1 tỷ đồng, lĩnh lãi cuối kỳ sẽ được hưởng mức lãi suất 7,2%/năm.Tăng lãi suất vay: Doanh nghiệp lo “kiệt sức”
Với số tiền từ 1 tỷ đồng - 10 tỷ đồng, khách hàng được hưởng lãi suất ở mức 7,4%/năm và trên 10 tỷ đồng là 7,5%/năm. Đồng thời, để nhận được mức lãi suất 8%/năm, khách hàng phải gửi số tiền trên 10 tỷ đồng vào kỳ hạn 36 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ.
Cuộc đua bắt đầu nóng hơn khi có sự tham gia của các ông lớn như Vietinbank hay đặc biệt là Vietcombank – nhà băng “bảo thủ” nhất trong những đợt tăng lãi suất của thị trường trong năm 2015.
Vietcombank bắt đầu tăng lãi suất huy động kỳ hạn ngắn |
Sở dĩ, với những lợi thế về mạng lưới, tỷ lệ sử dụng vốn, tăng trưởng tín dụng đồng đều của Vietcombank thời gian qua thì áp lực tăng lãi suất của nhà băng này không lớn. Tuy nhiên, ở biểu lãi suất cập nhật gần đây, mức cao nhất vẫn giữ nguyên 6,2%/năm tại các kỳ hạn dài 24-60 tháng, nhưng tại các kỳ hạn ngắn Vietcombank cũng đã nhập cuộc xu hướng tăng.
Cụ thể, tại các kỳ hạn 1, 2 và 3 tháng, lãi suất huy động VND của ngân hàng này cũng đã tăng thêm 0,3-0,5%/năm so với cuối 2015. Tuy nhiên, tại các kỳ hạn này Vietcombank vẫn đang thấp hơn nhiều so với mức trần 5,5%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trước tình hình đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước – ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN nhận định việc tăng lãi suất huy động không phải xu hướng chung mà chủ yếu mang tính chất tạm thời để dự trù nguồn vốn cho vay ở một số đơn vị, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh những tháng sau Tết.
Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước, ông Bùi Quốc Dũng cho rằng hiện tượng tăng lãi suất huy động không phải là xu hướng chung |
Thống kê của NHNN cho thấy, 2 tháng đầu năm 2016 có 15 TCTD tăng lãi suất với mức tăng bình quân từ 0,1 - 0,2%/năm, trong khi có 6 TCTD lại giảm, bình quân từ 0,1 - 0,3%/năm. Vì vậy, mức lãi suất huy động hiện tại vẫn cơ bản ổn định so với cuối năm 2015. Cụ thể, mặt bằng bình quân kỳ hạn dưới 6 tháng từ 4,5 - 5,4%/năm, còn kỳ hạn 6 tháng trở lên từ 5,5 - 7,2%/năm.
Đối với những lo ngại của doanh nghiệp về mục tiêu giảm lãi suất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh là khó thực hiện, ông Dũng cũng cho biết: “Thị trường hiện có nhiều điều kiện hỗ trợ, giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay của các TCTD tiếp tục ổn định và chưa có sức ép tăng, kể cả khi xét về cân đối chi phí vốn và thu nhập thì hệ số lợi nhuận biên ròng của các TCTD vẫn ổn định từ đầu năm đến nay. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện vẫn ổn định so với cuối năm 2015”.
Sở dĩ thị trường có tâm lý dự phòng là do những yếu tố như lạm phát dự kiến 3-4% trong khi năm 2015 chỉ là 0,6%, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm nay là 6,7%, cao hơn tăng trưởng thực năm ngoái là 6,68% và lãi suất trái phiếu Chính phủ trong điều kiện đang bội chi ngân sách có thể tác động khá lớn lên mặt bằng lãi suất.
Thời gian qua, để đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD và ổn định thị trường tiền tệ, ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN đã ban hành Công văn số 297/NHNN-TTGSNH ngày 19/1/2016 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016, trong đó, yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất huy động, không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn...
Do vậy, nếu phát hiện các TCTD có hành vi vi phạm về vượt trần lãi suất huy động VND và USD, NHNN sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, NHNN đề nghị các cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân nếu nắm bắt được các trường hợp vi phạm thì chủ động cung cấp thông tin, tài liệu liên quan, NHNN khẳng định sẽ kiểm tra, xác minh và xử lý theo thẩm quyền./.Ngân hàng tăng lãi suất, ai lợi, ai thiệt?