Đối mặt với sự sụt giảm tại các thị trường chứng khoán vào năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nhanh chóng tìm đến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), yêu cầu phía FED chia sẻ các gói chính sách đã được dùng để đối phó với cuộc khủng hoảng phố Wall "Black Monday" năm 1987. Phía Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thể hiện tính khẩn cấp của vấn đề qua e-mail gửi cho FED vào ngày 27/7/2015 với tựa đề “Sự hỗ trợ lập tức từ các ngài rất cần thiết với chúng tôi!”

Trong thông điệp tới nhân viên cấp cao của FED, đại diện của PBOC chi nhánh New York Song Xiangyan đã chỉ ra mức sụt giảm 8,5% của cổ phiếu Trung Quốc trong ngày. Ông chia sẻ nguyện vọng học hỏi cách đối phó với cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán năm 1987 của FED để phía PBOC áp dụng xử lý cuộc khủng hoảng nước này đang đối mặt. 

china_8522_1437984590_kkcm.png
Chỉ số Shanghai Composite Index sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2007 (Ảnh: Bloomberg)

Đáp lại lời kêu cứu từ PBOC, trong vòng vài giờ FED đã gửi một kho tài liệu công khai chi tiết những động thái và biện pháp của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ vào năm 1987.Thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi vào trạng thái khủng hoảng mạnh nhất vào ngày 27/7/2015, khi chỉ số Shanghai Composite Index có mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2007. Để đối phó với điều này, POBC đã cắt giảm lãi suất vào ngày 27/7/15, một giải pháp tương tự như của FED đã áp dụng trước đây. Đồng thời, vào thời điểm tháng 6 và đầu tháng 8/2015, Trung Quốc cũng triển khai bơm tiền, đẩy mạnh các hoạt động mua lại đồng thời nới lỏng tỷ giá với việc cho phép nhân dân tệ mất giá 2% vào ngày 11/8/2015. 

Theo phân tích của hãng tin Reuters vào năm ngoái, các quan chức thuộc FED cùng các chuyên gia kinh tế xác định không có đường dây nóng chính thức giữa PBOC và FED và rằng Trung Quốc thường xuyên vắng mặt tại các cuộc họp quốc tế. Thêm vào đó, Giám đốc phòng tài chính quốc tế của FED Steven Kamin cũng đã chỉ ra trong e-mail gửi tới ông Song, mọi tài liệu FED gửi cho PBOC thực chất đều được công bố công khai trên website của FED.

Những tiết lộ về việc Trung Quốc hỏi sự trợ giúp từ FED trong việc xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán mặt khác vén lên bức màn về sự yếu kém trong việc kiểm soát tình hình kinh tế ở thời điểm hiện tại của chính phủ và các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thông qua đó gióng lên hồi chuông cảnh báo với các nhà chức trách nước này./.