fed_chairman_wdip.jpg
Có lẽ đêm nay bà Janet Yellen – Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) – sẽ thức trắng đêm để đưa ra phán quyết liệu có tăng lãi suất USD vào phiên họp ngày mai (14/6) hay không.
Có rất nguyên nhân cản trở việc tăng lãi suất của FED, trong đó có các liệu thị trường việc làm của Mỹ. Số việc làm cần tuyển dụng vẫn ở mức cao trong năm. Đây có thể xem là tín hiệu bật đèn xanh cho việc tăng tỉ lệ lãi suất. Song những tín hiệu khác từ thị trường lao động Mỹ vẫn nháy đỏ, trong đó có số việc làm mới thấp hơn nhiều so với con số dự đoán, số lượng lớn người Mỹ đã rút lui khỏi thị trường lao động cao, lương bổng không tăng…
Ngành chế tạo Mỹ đang điêu đứng vì giá dầu. Nhiều doanh nghiệp khai thác của Mỹ đã buộc phải cắt giảm sản xuất. Đầu tư vào thiết bị mới bất ngờ chấm dứt. Ngành chế tạo Mỹ đang trải qua một thời kỳ khó khăn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Sự suy yếu của ngành năng lượng, đồng đô la mạnh, nhu cầu suy yếu toàn cầu và mối lo ngại gia tăng về cuộc bầu cử tổng thống đang là những yếu tố góp phần hạn chế hoạt động của ngành chế tạo.
Kinh tế Trung Quốc suy thoái trong bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng đang suy yếu khiến nhu cầu về hàng hoá giảm mạnh. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải đối mặt với cả “núi nợ” gia tăng.
Chiến tranh tiền tệ được coi là một trong những lực cản trên lộ trình tăng lãi suất của FED. Trọng tâm chính sách kinh tế của Tổng thống Obama là thiết lập các quan hệ thương mại giữa Mỹ và vành đai Thái Bình Dương cũng như giữa Mỹ và Trung Quốc. Một trong trở ngại lớn nhất đối với Tổng thống Mỹ là đồng USD đã tăng mạnh kể từ năm 2012 khi châu Âu lún sâu vào khủng hoảng và Nhật quyết định theo đuổi con đường tăng trưởng duy nhất của mình là duy trì đồng Yên yếu để thúc đẩy xuất khẩu.
Nếu lãi suất tăng các nhà đầu tư quốc tế sẽ tăng cường mua các tài sản Mỹ và để làm điều này họ cần đổi tiền tệ của mình ra USD, dẫn tới nhu cầu và giá USD tăng và buộc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) và nới lỏng hơn nữa mối quan hệ ràng buộc với đồng USD. Năm ngoái Bắc Kinh tiến hành phá giá đồng nhân dân ệ và điều này đã gây ra phản ứng dây chuyền mạnh mẽ khắp các thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu. Kết cục này có thể tái lặ. Đây là điều khiến FED quan ngại và buộc phải trì hoãn kế hoạch tăng lãi suất đã ấp ủ.
Fed có bộ phân nghiên cứu của riêng mình, song có lẽ ngân hàng trung ương Mỹ đã chú ý đến cảnh báo gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về khả năng Anh rút lui khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
Theo OECD, nền kinh tế toàn cầu đang mắc kẹt trong nấc thang tăng trưởng thấp một phần do những lo ngại về cuộc trưng cầu dân ý tại Anh vào ngày 23/6 tới.