Thị trường đã hãm đà rơi?
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (25/10/2022), chỉ số VN-Index tăng nhẹ lên mức 997,70 điểm sau khi lao dốc mạnh và mất mốc 1.000 điểm vào hôm qua.
Phiên sáng 25/10, thông tin về lãi suất điều hành được điều chỉnh tăngcó vẻ như đã tác động đáng kể lên thị trường chứng khoán. Nhờ đó, chỉ số VN-Index trở về lại kiểm định ngưỡng kháng cự sát mốc 1.000 điểm. Đây có thể được xem là tín hiệu tích cực đầu tiên khi thị trường đã hãm đà rơi.
Trong phiên sáng nay, thị trường phân hóa nhưng độ rộng nhìn chung vẫn nghiêng về bên bán với 177 mã tăng và 247 mã giảm. Lực cầu nâng đỡ không đều mà chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 6,2 điểm (0,63%) còn 979,95 điểm, VN30-Index giảm 3,48 điểm (0,36%) về 970,4 điểm.
Tính đến 9h30, VN-Index giảm 8 điểm (0,81%) còn 978,15 điểm, VN30-Index giảm 7,32 điểm (0,75%) còn 966,56 điểm.
Thị trường diễn biến phân hóa với áp lực điều chỉnh đến từ các nhóm bất động sản, xây dựng, chứng khoán, điện,... Chiều ngược lại, một số nhóm ngành đang nỗ lực hồi phục và lan tỏa sắc xanh như bia và đồ uống, thép, sản xuất thực phẩm.
Chạm đáy gần 960 điểm, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn bắt đáy, nhiều cổ phiếu đã đảo chiều tăng điểm mạnh giúp bảng điện tử bớt tiêu cực hơn, chỉ số VN-Index theo đó đã đảo chiều ngoạn mục và tăng trở lại lên gần ngưỡng tâm lý 1.000 điểm khi kết phiên.
Theo phân tích kỹ thuật của Vietstock, trong phiên chiều 25/10, tình hình có khả năng sẽ bớt bi quan khi tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện theo hướng tích cực. Khối lượng giao dịch chỉ trong phiên sáng đã vượt mức trung bình 20 ngày chứng tỏ cổ phiếu đang thu hút dòng tiền.
Danh sách tỷ đô vốn hóa “vắng bóng” công ty chứng khoán
Thời đỉnh cao, nhóm chứng khoán đóng góp đến 3 đại diện trong danh sách doanh nghiệp tỷ USD trên sàn, thậm chí vốn hóa SSI còn từng vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, những con số trên chỉ còn lại chưa đến một nửa.
Theo nhận định trên Nhịp Sống Thị Trường, thị trường chứng khoán đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây khi VN-Index liên tục giảm mạnh xuống dưới 1.000 điểm, thấp nhất trong vòng gần 2 năm kể từ tháng 11/2020. Hàng loạt cổ phiếu lao dốc mạnh, thậm chí thủng đáy dài hạn nhưng dòng tiền bắt đáy vẫn đứng ngoài cuộc khiến giao dịch ngày càng ảm đạm.
Trong bối cảnh đó, nhóm chứng khoán trở thành một trong những tâm điểm bị xả mạnh trước lo ngoại kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng bởi biến động không thuận lợi của thị trường chung. Các cổ phiếu như SSI, VND, VCI, HCM, MBS, SHS... đều đã đồng loạt giảm sâu, thị giá mất khoảng 60-75% so với đỉnh. Vốn hóa thị trường cũng theo đó “bốc hơi” hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nhìn lại giai đoạn thị trường bùng nổ kéo dài từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, nhiều CTCK đã từng đạt đến đỉnh cao chưa từng có. Thời điểm đó, nhóm chứng khoán đóng góp đến 3 đại diện trong danh sách doanh nghiệp tỷ USD trên sàn, thậm chí vốn hóa SSI còn từng vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại những con số trên chỉ còn lại chưa đến một nửa và danh sách tỷ USD vốn hóa cũng đã chính thức không còn CTCK./.