Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,18% trong những giờ đầu giao dịch, trong khi các chỉ số Hang Seng Index và Shanghai của Trung Quốc giảm sâu hơn với các mức lần lượt là 0,21% và 0,35%. Chỉ số CNBC 100 Asia IDX giảm 0,16% xuống còn 7.902,60 USD.
Đối lập với phiên sáng 11/9, phiên sáng 12/9 của thị trường châu Á bị sắc đỏ lấn át. (Ảnh: Getty Images) |
Tại Australia, chỉ số ASX 200 giảm 0,44% do chứng khoán nhóm tài chính giảm 0,61%.
Duy nhất có chỉ số Kospi của Hàn Quốc lên điểm với mức tăng 0,13%.
"Ngược sóng" với thị trường châu Á, các chỉ số lớn của sàn Phố Wall (Mỹ) như Dow Jones, Nasdaq Composite và S&P500 đều tăng điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên tăng 114 điểm lên mức 25.971,06 USD. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,61% và chốt phiên ở mức 7.972,47 USD còn S&P500 tăng khoảng 0,37% và kết thúc giao dịch ở mức 2.887,89 USD.
Theo chương trình nghị sự của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO được tiết lộ ngày 11/9, Trung Quốc sẽ đề xuất WTO cho phép áp đặt lệnh trừng phạt đối với hành động áp thuế chống bán phá giá của Mỹ vào tuần tới.
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO dự kiến sẽ họp vào ngày 21/9, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang.
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng áp thêm gói thuế quan trị giá 267 tỷ USD lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chỉ số đô la Mỹ (USD) dao động ở mức 95,28 vào lúc 8:05 sáng, giờ Hồng Kông/Singapore. Đồng yên Nhật giao dịch ở mức 111,55 yên đổi được 1 USD, trong khi đồng đô la Australia (AUD) giảm xuống mức 1 AUD đổi được 0,7108 USD.
Trong phiên giao dịch sáng ở thị trường châu Á, giá dầu thô Brent thế giới tăng 0,3% lên 79,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ tăng 0,81% lên mức 69,81 USD/thùng do khu vực bờ biển phía đông nước Mỹ dự báo sẽ có bão lớn. Bão Florence, một cơn bão cấp 4, đang hướng về hai bang North Carolina và South Carolina, dự kiến sẽ đổ bộ vào cuối tuần này./.Chứng khoán châu Á tăng điểm sau thông tin cuộc gặp Mỹ-Triều lần 2
Mỹ và Trung Quốc trả đũa nhau thuế quan, chứng khoán châu Á đỏ sàn theo Phố Wall
Vì sao chứng khoán toàn cầu “nhảy múa”?