Theo Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm đã có 297 doanh nghiệp thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, 159 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 38 doanh nghiệp đã được phê duyệt Phương án cổ phần hóa, 31 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu. Tiến độ này là chuyển biến đáng kể so với các năm gần đây, dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp và cuối Quý III/2015 sẽ có toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt Phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết: “Việc ép kế hoạch thực hiện cổ phần hóa DNNN trong hai năm 2014-2015 là khá cao. Cổ phần hóa dù theo lộ trình nào thì điều quan trọng nhất là thay đổi thực chất trong quản trị doanh nghiệp”.
PV:Theo ông, lý do nào khiến quá trình cổ phần hóa và thoái vốn hiện diễn ra còn chậm, thưa ông?
Một số lãnh đạo sợ cổ đông chiến lược mua khối lượng cổ phần lớn và nắm quyền điều hành, sợ bị “lép vế”. Đây là tư tưởng cần thay đổi. Còn lại, mọi vấn đề khác đều đã có giải pháp và cơ chế thực hiện.
PV:Hiện tại, có một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng trì hoãn cổ phần hóa, theo ông có hợp lý không?
Ông Đặng Quyết Tiến:Cần rà soát kỹ các doanh nghiệp này. Nếu là doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng thành lập để xây dựng các công trình dân dụng, không gắn với mục tiêu an ninh quốc phòng thì phải cổ phần hóa như các doanh nghiệp khác.
Văn bản hướng dẫn việc cho phép thoái vốn dưới mệnh giá theo Nghị quyết 15 dự kiến sẽ được Thủ tướng ký ban hành trong tháng này. Văn bản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thoái vốn.
Mặt khác, luật pháp không cấm doanh nghiệp này mua doanh nghiệp khác, chỉ cần đảm bảo minh bạch, mua bán theo giá thị trường.
PV: Nhiều người lo ngại tính minh bạch sẽ không đảm bảo trong quá trình cổ phần hóa. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Đặng Quyết Tiến:Hiện nay, vấn đề cáo bạch hoạt động cổ phần hóa, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khóa Nhà nước đã thắt chặt. Các hoạt động IPO có khoản nợ gì, nợ gì lớn, tới đây sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều phải công bố. Ví dụ, Vinatex khi IPO giữ lại các đơn vị sự nghiệp không hiệu quả và kể cả những lợi thế khi chuyển quyền sử dụng đất, cho phép giữ lại nguồn để đầu tư phát triển chiều sâu cho dệt may, đón đầu TPP cũng phải công bố. Kể cả những DN không cổ phần hóa cũng phải minh bạch thông tin, với nguyên tắc giải trình, nếu không rõ, nhà đầu tư có quyền yêu cầu giải trình.
PV: Sau cổ phần hóa, ông đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động của DN?
Ông Đặng Quyết Tiến:Dễ thấy nhất là Vinamilk, dệt Phong Phú. Các DN này đã thay đổi toàn bộ bộ máy quản trị theo thị trường, thay đổi tư duy, gắn với hoạt động của DN. Cách làm mới đã tạo động lực cho người lao động, cơ chế tiền lương không khống chế. 85% DN sau khi cổ phần hóa có kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt hơn
Ngược lại, nhiều DN cổ phần hóa chỉ làm phong trào, khi chuyển sang công ty cổ phần không đáp ứng được, chỉ tồn tại một thời gian, thua lỗ, lại tiếp tục tái cơ cấu, cổ phần hóa, điển hình trong số này là Tổng Công ty Nhựa Việt Nam, Công ty sứ Hải Dương.
PV: Xin cảm ơn ông!