Trong thời điểm này, người dân không đổ xô đi mua vàng hay vàng miếng đã được Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất; tỷ giá ổn định... Những yếu tố dẫn đến sốt vàng không có, nhưng giá vàng trong nước vẫn bị đẩy lên cao so với giá vàng thế giới. Điều gì "neo" giá vàng ở mức cao? Làm thế nào để giá vàng trong nước bám sát giá thế giới ? Phóng viên Đài TNVN đã phỏng vấn Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh về vấn đề này:

PV:

Thưa ông! Mặc dù các cửa hàng kinh doanh vàng không còn cảnh người dân chen lấn mua vàng, nhưng giá vàng SJC vẫn chênh cao hơn so với vàng thế giới từ 2 - 3 triệu đồng mỗi lượng. Ông có phân tích như thế nào về vấn đề này?

Từ năm 1993, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi đó là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng đã ký Nghị định cho phép người dân được sở hữu vàng và cho phép kinh doanh mua bán vàng trên cả nước. Chúng ta đã cấp phép cho 12.000 cửa hàng hoạt động kinh doanh vàng trên khắp cả nước. Trong  những năm gần đây do lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, nên một bộ phận dân cư có tâm lý sợ đồng tiền Việt Nam mất giá nên mua vàng tích trữ, cũng có một số người tích trữ ngoại tệ.

ledangdoanh-giaoduc.net.vn-.jpg
Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

Thế nhưng năm 2011, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định hạn chế kinh doanh vàng, Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng và giao cho vàng SJC là nhãn hiệu vàng nhà nước, mà không giải thích rõ; SJC là của Vàng Bạc đá quý Sài Gòn hay là độc quyền của Nhà nước. Điều này dẫn đến tâm lý hết sức xáo động. Vì thế, hiện nay ước tính trong dân có khoảng 300 -  500 tấn vàng.

Nếu như Nhà nước độc quyền, hạn chế mua bán vàng và đặt điều kiện nhà kinh doanh vàng phải có một số vốn tối thiểu rất lớn, thì tương lai của 12.000 cửa hàng vàng hết sức mờ mịt, việc mua bán vàng trong dân hết sức khó khăn.

Giá vàng SJC vẫn chênh cao hơn so với vàng thế giới từ 2 - 3 triệu đồng mỗi lượng

PV: Chính vì thấy khó có thể thực hiện ngay được Quy định về kinh doanh vàng, nên Ngân hàng Nhà nước đã lùi thời hạn thực hiện đến 6/2013. Ông nghĩ sao về điều này?

T.S Lê Đăng Doanh: Vấn đề ở đây là cơ chế Nhà nước độc quyền vàng đã hợp lý chưa? Hợp lý ở chỗ hạn chế người dân mua vàng, hạn chế các ngân hàng kinh doanh vàng. Như ACB ngày trước có một sai lầm lớn, mà đây là sơ hở trong quản lý Nhà nước là cho phép chỉ gửi có 12% tiền nhưng mà được kinh doanh vàng 100% - thực chất đây là hoạt động có tính chất đầu cơ; Có nghĩa chỉ bỏ ra có 12 đồng mà được kinh doanh 100 đồng vàng - đó là điều hết sức nguy hiểm.

Nếu cấm như vậy thì 300 - 500 tấn vàng trong dân sẽ không được sử dụng. Tôi nghĩ cần phải xem xét lại. Việc không cho phép như vậy dẫn đến một tác động rất lớn đối với người dân và 12.000 cửa hàng vàng cũng như tâm lý xã hội.

PV: Vàng mang nhãn hiệu SJC có giá hơn các nhãn hiệu vàng khác tới 3 triệu đồng. Theo ông đâu là nguyên nhân?

T.S Lê Đăng Doanh: Điều ấy do chúng ta tự tạo ra. Đứng về mặt chất lượng vàng và tuổi vàng từ trước đến nay chưa có đánh giá. Nhưng vì SJC được phong cho là nhãn hiệu vàng quốc gia còn các nhãn hiệu vàng khác sẽ không được mua vào và có giá trị như vậy, nên người nào mà không có vàng SJC thì đương nhiên một lượng sẽ mất đi 3 triệu đồng nghia là người dân sẽ chịu thiệt.

Nên thiết lập một thị trường vàng hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước quản lý và phải quản lý việc xuất-nhập nhưng phải công khai minh bạch

Ngân hàng đã lấy SJC làm nhãn hiệu độc quyền của Nhà nước mà không nói rõ là SJC sẽ không được sản xuất vàng. Đó cũng là một thiếu sót. Vì vậy, mọi người dễ hiểu nhầm là Ngân hàng Nhà nước cho SJC độc quyền.

PV:

Theo ông, biện pháp nào để đưa giá vàng trong nước phù hợp với thị trường, giá chênh lệch không quá cao như hiện nay?

T.S Lê Đăng Doanh: Nên thiết lập một thị trường vàng hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước quản lý và phải quản lý việc xuất-nhập nhưng phải công khai minh bạch. Ai được nhập, ai được xuất, ai được mang vàng đến ký gửi.

Nhà nước có thể huy động số vàng trong dân đến ký gửi, sau đó đem gửi ngân hàng nước ngoài mà huy động được vốn trong dân. Tôi nghĩ rằng, nếu áp dụng cơ chế thị trường thì giá xuất nhập khẩu của vàng trong nước chỉ chênh nhau 500.000 đồng/ lượng và hạn chế việc nhập lậu vàng./.

P.V:Xin cảm ơn ông./.