Tiến sĩ Trần Du Lịch còn cho rằng: “Nếu triển khai quyết liệt NQ02 của Chính phủ và giảm miễn thuế, gói hỗ trợ tín dụng bất động sản triển khai hiệu quả thì tổng cầu cuối năm sẽ tăng mạnh. Thị trường sẽ khởi sắc hơn và mức tăng trưởng 6% năm 2014 là khả khi, trong 3 năm 2013,2014,2015 kinh tế sẽ phục hồi.”
Về vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại TP HCM cho biết: lãi suất cho các doanh nghiệp vay đã giảm từ 3-4% so với năm trước. Nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm 5 đối tượng được ưu tiên cho vay như: sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi với mức lãi suất từ 7-8%.
Tính đến nay, các ngân hàng tại TPHCM cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi này được gần 120.000 tỷ đồng, chiếm 40% trong tổng dư nợ cho doanh nghiệp vay. Hiện nay, lãi suất cho các doanh nghiệp vay sản xuất, kinh doanh ngắn hạn là 9-11%, dài hạn là 11,5-12,5%. Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn ngân hàng không phải dễ.
Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi cho biết: “Doanh nghiệp nào cũng kêu thiếu vốn, nếu vay ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp, tài sản bất động sản tốt, nếu vay được thì lãi suất cũng cao chứ mức lãi suất ưu đãi 7-8% như ngân hàng nói thí không thấy.”
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ rất khó tiếp cận vốn và mức lãi suất mà họ tiếp cận hiện nay là từ 12-13%/năm trở lên . Trong khi, các ngân hàng lại kêu thừa vốn và giới thiệu nhiều gói cho vay ưu đãi, lãi suất dưới 10%/năm. Vì sao giữa doanh nghiệp và ngân hàng chưa có điểm gặp nhau? Theo các chuyên gia kinh tế, điểm khó hiện nay là nợ xấu ngân hàng nhiều nên các ngân hàng cũng rất thận trọng khi xem xét cho vay vốn. Và một nghịch lý nữa là các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế tốt được ngân hàng mời vay vốn với lãi suất ưu đãi nhưng không muốn vay, còn doanh nghiệp khó khăn cần tiền thì lại không vay được.
Ông Đặng Bảo Khánh Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đồng Á (Seabank) giải thích: “Hiện nay, mong muốn cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp của ngân hàng là rất lớn. Còn doanh nghiệp có đáp ứng đưpợc yêu cầu của ngân hàng hay không là chuyện khác. Vì ngân hàng cho vay phải thu hồi được lãi và vốn, nếu doanh nghiệp k chứng minh được phương án thu hồi gốc, lãi thì khó gặp nhau.”./.
Nhiều chuyên gia cho rằng: để tiếp cận được nguồn vốn thì bản thân doanh nghiệp phải tạo được uy tín, niềm tin với ngân hàng bằng phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn tốt. Đồng thời, các doanh nghiệp muốn sử dụng đồng vốn hiệu quả thì phải có chiến lược phát triển bền vững và vốn tự có phải chiếm phần lớn. Vì việc phụ thuộc qúa nhiều vào vốn vay ngân hàng hiện nay cũng là một rủi ro lớn trong kinh doanh. Và ngoài nguồn vốn từ ngân hàng thì doanh nghiệp có thể thu hút vốn bằng các nguồn đầu tư khác./.