Ngân hàng HSBC vừa công bố nghiên cứu về kết nối giao thương quốc tế, trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho biết, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi xu hướng giao thương nội vùng châu Á tăng. Ngoài ra, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia sẽ trở thành những đối tác xuất khẩu ngày càng lớn của Việt Nam.

sanxuatdogo.jpg
Sản xuất đồ gỗ (Ảnh: internet)

Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn là nguồn nhu cầu quan trọng đối với Việt Nam và sẽ vẫn nằm trong số ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào năm 2030. Tuy nhiên, vào năm 2030 Mỹ và Nhật Bản vẫn sẽ vẫn nằm trong danh sách ba đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, phản ánh sự đa dạng chủng loại các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Chiếm tỷ trọng lớn về xuất khẩu của Việt Nam là các ngành quần áo và may mặc, dệt may và sản xuất gỗ và thiết bị viễn thông. Đây là những lĩnh vực quan trọng mà các nền kinh tế phát triển cao đều có khuynh hướng cần phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Theo HSBC, Việt Nam có vị trí thuận lợi  để tận dụng được lợi thế không thể tranh cãi của khu vực châu Á đang nổi: khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Bangladesh và Hàn Quốc sẽ nằm trong số mười thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong 20 năm tới.

Đặc biệt, HSBC nhận định rằng, với mức lương cạnh tranh của Việt Nam, bao hàm lợi thế mạnh trong các lĩnh vực sản xuất có chi phí thấp như quần áo, dệt may, sản xuất đồ gỗ. Kết quả trong thời gian qua cho thấy, Việt Nam có thể tăng trưởng rất nhanh những ngành nghề này. Ngành quần áo và may mặc, dệt may và sản xuất đồ gỗ sẽ đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2013 đến 2030.

Cùng với đó, quá trình công nghiệp hoá tại Việt Nam cho thấy Việt Nam có nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng về dài hạn. Do đó ngành máy móc công nghiệp sẽ đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng nhập khẩu từ thập niên này cho đến năm 2030.

Theo ông James Emmett, Giám đốc toàn cầu Khối Dịch vụ Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương mại: “Khi các quốc gia chuyển sang các ngành nghề có giá trị cao hơn thì các doanh nghiệp có những cơ hội quan trọng để phát triển và tăng trưởng. Một vài thị trường mới nổi đang tăng trưởng nhanh hơn đã chứng tỏ có sự chuyển dịch từ giao dịch hàng hoá cơ bản như Ngũ cốc hay Đường sang hoàn thiện hay sản xuất các hàng hoá có nhãn hiệu dựa trên nguồn nguyên vật liệu thô đó. Ở nhiều thị trường đã phát triển đã có một sự chuyển dịch sang các ngành hàng chuyên môn như Hoá chất và Dược phẩm khi các doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn.

Các thị trường mới nổi đang phát triển với một tốc độ phi thường và sẽ tái lập lại một cục diện thương mại thế giới mới trong vòng 20 năm nữa. Bằng cách mở rộng hoạt động sản xuất của họ vào các lĩnh vực mới có giá trị cao hơn, các thị trường mới nổi này đang hướng nhiều quốc gia phát triển vào việc chuyên môn hoá và đa dáng hoá để cạnh tranh. Hiểu rõ những lĩnh vực nào đang phát triển ở những thị trường nào sẽ đem lại những cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp khi họ lên kế hoạch cho tương lai và tận hưởng được lợi ích của  những xu hướng này”./.