Từ 3-6/5/2011, Hội nghị thường niên (HNTN) Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lần thứ 44 sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức HNTN ADB kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên ADB. Việc đăng cai tổ chức Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Đây cũng là trách nhiệm của nước ta với tư cách thành viên của ADB, là một cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá và giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam.

Trong những năm gần đây, HNTN của ADB thu hút khoảng từ 2.500 đến 3.000 đại biểu. Theo thông lệ, đại biểu tham gia HNTN bao gồm Lãnh đạo cấp cao, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW các nước thành viên, các nhà đầu tư, các Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Tổng Giám đốc các tập đoàn tài chính, các ngân hàng/các công ty lớn, các quan chức địa phương, các hãng thông tấn, truyền thông và các tổ chức phi chính phủ.

HNTN lần này đã và đang được Chính phủ Việt Nam và các Bộ, ngành tập trung chuẩn bị để Hội nghị mang đậm dấu ấn Việt Nam thông qua các chương trình, sự kiện được cân nhắc chọn lọc và chuẩn bị kỹ lưỡng, lồng ghép với việc tuyên truyền, quảng bá những thành tựu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và  nỗ lực của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Theo dự kiến, số lượng đại biểu tham dự HNTN ADB lần thứ 44 tại Việt Nam sẽ khoảng trên 3000 khách mời.

Khung chương trình Hội nghị sẽ có khoảng 40 sự kiện, bao gồm phiên khai mạc, 02 phiên họp toàn thể, 14 hội thảo, các cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và các phiên họp nhóm giữa các đoàn đại biểu các nước, các tiệc chiêu đãi, các buổi làm việc cho từng Nhóm quốc gia thành viên ADB; các cuộc họp song phương và đa phương; và các hoạt động xã hội…

Một số sự kiện chính, tiêu biểu có thể được kể tên như: Phiên khai mạc (sáng ngày 5/5) với khoảng 2.000 – 3.000 đại biểu tham dự; Phiên họp toàn thể của 67 nước thành viên; Hội thảo của các Thống đốc với chủ đề: Châu Á năm 2050, theo đuổi sự phát triển bền vững và thịnh vượng; Cuộc họp giữa các tổ chức dân sự xã hội với các quan chức cấp cao ADB; Cuộc họp 3 bên Bộ trưởng, Thứ trưởng tài chính các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; Hội thảo: Một châu Á thu nhập trung bình, các thách thức về chính sách, có sự tham dự của diễn giả Robert Mundell - người đoạt Giải Nobel kinh tế năm 1999; Cuộc họp các Bộ trưởng, Thứ trưởng tài chính ASEAN + 3; Tiệc chiêu đãi của nước Chủ nhà.

Bên cạnh đó, chương trình Ngày Việt Nam do Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì cũng là một sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của khách mời, của giới đầu tư trong và ngoài nước và của báo giới. Nội dung chương trình này bao gồm Hội nghị cao cấp về Đầu tư – Kinh doanh, các Hội thảo về một số chủ đề thuộc lĩnh vực hạ tầng cơ sở, điện lực, nước sạch và một số hoạt động triển lãm sản phẩm, cơ hội đầu tư, thương mại và du lịch ở Việt Nam cũng như các hoạt động văn hóa liên quan lịch sử, truyền thống của Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật, tham quan du lịch và ẩm thực của Việt Nam.

Trong khuôn khổ Hội nghị sẽ có 19 cuộc hội thảo tập trung vào các chủ đề: Thị trường vốn và tài chính; Hội nhập và hài hoà hoá các quy định ở Châu Á trong môi trường hậu khủng hoảng; Châu Á năm 2050 (hội thảo của các Thống đốc); Cùng nhau hướng tới một quy định tài chính tốt hơn và một sự ổn định ở Châu Á; Một Châu Á thu nhập trung bình, các thách thức về chính sách; Thay đổi xu hướng tăng trưởng toàn cầu và dòng vốn vào Châu Á; Thu hẹp khoảng cách- xúc tác vốn tư nhân cho đầu tư cơ sở hạ tầng; Vai trò của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực; các Hội thảo chung (ADB/IMF và ADB/JICA - Nhật Bản); Hội thảo về các nhà đầu tư ở Châu Á; về hội nhập ASEAN: Thúc đẩy nhanh sự kết nối; hội thảo về nguy cơ biến đổi khí hậu; các thuyết trình quốc gia về quản lý tài nguyên thiên nhiên; thành tựu phát triển kinh tế xã hội, khắc phục khủng hoảng tài chính và phát triển kinh tế (Indonesia, Bangladesh và các nước đang phát triển khu vực Thái Bình Dương) ...

Diễn giả trình bày tại các hội thảo gồm có Chủ tịch ADB ngài Haruhiko Kuroda, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam, Thống đốc các nước thành viên, lãnh đạo cấp cao của IMF, các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, học giả nổi tiếng đến từ các nước thành viên, các nước phát triển, các trường đại học trên thế giới như Havard, Columbia, Học viện Ngân hàng Phát triển Châu Á, Viện nghiên cứu chính sách Nhật bản. Đặc biệt có sự tham gia của diễn giả Robert Mundell - người đoạt Giải Nobel kinh tế năm 1999.

Theo dự kiến, khung chương trình còn có 3 cuộc họp báo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình.

Cuộc họp báo nước Chủ nhà (dự kiến được tổ chức vào 15h00 ngày 2/5/2011, Thống đốc NHNN chủ trì, đồng chủ trì là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông) do NHNN làm đầu mối phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin truyền thông thực hiện.

Cuộc gặp mặt báo chí (ngày 3/5/2011) và họp báo bế mạc Hội nghị (ngày 6/5/2011) do Chủ tịch ADB chủ trì.

Trang web chính thức của Hội nghị có địa chỉ tại: www.adb2011.vn./.

Tin liên quan

  • Việt Nam là 1 trong 5 đối tác lớn nhất của AFD
  • Philippines là Chủ tịch Hội đồng các thống đốc ADB 2012
  • Khu vực tư nhân sẽ phân bổ hiệu quả nhất các nguồn lực
  • Tăng sức nặng cho đồng tiền châu Á
  • ASEAN tăng tốc kết nối để nâng tầm vị thế
  • Cơ hội tốt cho Ấn Độ và các nước châu Á
  • Châu Á cần năng cao năng lực để đối phó với thách thức
  • 4,5 tỷ USD cho giao thông, môi trường và nguồn nước
  • ADB góp phần phát triển khu vực ngày càng thịnh vượng
  • Việt Nam sẽ kiềm chế được lạm phát và đạt mục tiêu phát triển
  • Khai mạc Hội nghị thường niên Hội đồng Thống đốc ADB
  • Châu Á hướng tới tăng trưởng bền vững
  • Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh
  • 3 tỷ người châu Á sẽ có cuộc sống sung túc vào năm 2050
  • Mở rộng an sinh xã hội là chìa khóa cho tăng trưởng toàn diện

  • Gần 4.000 đại biểu tham dự Hội nghị thường niên ADB 2011

  • Từ 2011-2015, Việt Nam cần khoảng 300 tỷ USD cho đầu tư phát triển

  •  Cơ hội để Việt Nam thể hiện mình

  • Lạm phát sẽ được đặc biệt quan tâm trong các hội nghị của ADB

  • ADB góp mặt ở những lĩnh vực trọng yếu của kinh tế-xã hội

  • 400 phóng viên đăng ký đưa tin về Hội nghị ADB
  • ADB: Tổng kinh phí hỗ trợ lên tới 17,51 tỷ USD trong năm 2010
  • Phê chuẩn khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ