Theo nội dung Thông tư, kể từ 11/7 tới, giá nước sạch ở đô thị loại 1 sẽ lên mức cao nhất tới 18.000 đồng/m3 và thấp nhất là 3.500 đồng/m3, thay cho các mức 12.000 đồng/m3 và 3.000 đồng/m3 đang áp dụng hiện tại.

Đối với giá tối đa nước sạch ở đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 sẽ có mức giá mới tối ';l;l;;pppđa là 15.000 đồng/m3 và giá tối thiểu là 3.000 đồng/m3.

sx-nuoc-sach.jpg
Khung giá nước sạch đã có biến động khá lớn ở thời điểm điều chỉnh.
Riêng ở khu vực nông thôn, khung giá nước sạch sinh hoạt mới cũng được điều chỉnh tăng lên mức tối thiểu 2.000 đồng và tối đa là 11.000 đồng/m3.

Như vậy, so với quy định hiện hành, khung giá nước sạch đã có biến động khá lớn. Bằng chứng là, nếu so sánh với thông tư số 100 ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính, khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt ở đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 chỉ có giá tối đa là 12.000 đồng/m3, trong khi giá tối thiểu 3.000 đồng/m3. Đô thị loại 2, 3, 4, 5 có giá tương ứng là 2.000 đồng và 10.000 đồng; trong khi đó nước sạch sinh hoạt nông thôn mức thấp nhất là 1.000 đồng và mức cao nhất chỉ là 8.000 đồng/m3.

Trước đó, vào cuối tháng 5/2012, Tổng công ty Nước sạch Hà Nội đã kiến nghị lên UBND thành phố về việc tăng giá bán nước sạch lên 35%. Theo doanh nghiệp này, chi phí đầu vào sản xuất nước sạch (như hóa chất, phụ kiện, đồng hồ, đường ống, chi phí lắp đặt...) đã tăng mạnh trong thời gian qua, trong khi giá nước bán ra thấp.

Cũng trong kiến nghị của Tổng công ty nước sạch Hà Nội, trong 4 tháng đầu năm 2012, Tổng công ty đã lỗ 32 tỷ đồng và phải giảm lương công nhân. Hồi đầu năm, giá bán nước sạch sinh hoạt tại TP HCM cũng đã được điều chỉnh lên mức 4.800-11.000 đồng/m3./.