Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) hôm nay (2/3) chính thức công bố phát hành phẩm Sách Trắng 2017, nhấn mạnh bên cạnh hàng loạt những thay đổi về pháp lý, sự tăng trưởng không ngừng của Việt Nam còn nhờ một số yếu tố cơ bản khác, trong đó có nỗ lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Chính phủ.

sachtrang2017_tmhv.jpg
Lễ công bố Sách Trắng 2017 tại Hà Nội sáng nay (2/3)

Sách Trắng 2017 của EuroCham nhấn mạnh: Việt Nam trở nên hấp dẫn đó là Chính phủ hoan nghênh nguồn vốn FDI vào các hoạt động sản xuất. Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư bao gồm cả ưu đãi về thuế đối với một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp châu Âu đang dẫn đầu thế giới như công nghệ cao, công nghệ môi trường và nông nghiệp.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là Việt Nam đã ban hành "danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh" trong chính sách đầu tư, theo đó các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư vào tất cả các ngành và lĩnh vực, trừ sáu ngành nằm trong danh mục cấm.

Không những thế, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài cũng đã được thu hẹp từ 391 còn 267 ngành vào tháng 7/20153 và còn 243 ngành vào tháng 11/2016.

Làn sóng FDI từ châu Âu đổ về Việt Nam

Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp từ Liên minh châu Âu (EU) ngày càng trở thành một nguồn cung FDI quan trọng của Việt Nam. Trong vòng 25 năm qua, tính đến cuối tháng 12/2015, EU đã đầu tư 23,2 tỷ USD vốn FDI cam kết vào 1.730 dự án. Với các hoạt động đầu tư mạnh mẽ, tính riêng trong năm 2015, EU đã đầu tư vào Việt Nam 1.545 tỷ USD, đưa EU từ vị trí nhà đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm 2014 lên vị trí thứ 3.

Nhiều doanh nghiệp châu Âu tin tưởng đổ vốn vào Việt Nam (Ảnh minh họa: KT)

Bên cạnh FDI, mối quan hệ thương mại bền vững giữa Việt Nam và EU cũng được thể hiện qua các chương trình như Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (MUTRAP) được thực hiện từ năm 1998 với ngân sách lên đến hơn 35,37 tỷ Euro cho các dự án hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế. Dự án MUTRAP đã hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO và đến nay dự án vẫn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại.

Về thương mại, cả EU và Việt Nam đều kỳ vọng thu được lợi ích từ EVFTA. Vào ngày 2/12/2015, EU và Việt Nam đã tuyên bố hoàn tất quá trình đàm phán. Bên cạnh các cơ chế hỗ trợ thương mại song phương khác, hiệpđịnh này sẽ dần dỡ bỏ hàng rào thuế quan với tới 99% hàng hóa và dịch vụ, giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn FDI lớn hơn nữa.

Hiện cả hai phía hiện đang nỗ lực hoàn tất thủ tục phê chuẩn, và EVFTA dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2018./.