Dệt may Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản, sang các phương thức gia công hiện đại để tận dụng xu thế hội nhập toàn cầu, mang lại lợi nhuận lớn.
Vấn đề này được đưa ra tại Hội thảo Gia công OEM và ODM cho thị trường châu Âu – cơ hội cho các doanh nghiệp gia công may mặc Việt Nam do phòng Thương mại công nghiệp Pháp tại Việt Nam tổ chức sáng 13/12 tại TP HCM.
10 năm qua, tốc độ phát triển của ngành dệt may tăng 17%/năm. (Ảnh minh họa: KT) |
Bên cạnh đó, trình độ quản lý sản xuất và quản lý doanh nghiệp chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản sang các phương thức gia công hiện đại sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong hội nhập.
Để nắm lấy cơ hội, ngoài đầu tư công nghệ, doanh nghiệp cần tiếp tục tăng tỉ lệ nội địa, hạn chế nhập khẩu, đào tạo bài bản cho các nhà thiết kế...
Việt Nam hiện có gần 6.000 doanh nghiệp dệt may và hơn 2,5 triệu người lao động trong lĩnh vực này. 10 năm qua, tốc độ phát triển của ngành này tăng 17%/năm.
Tuy nhiên, năm 2016 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong 10 năm qua, dự tính doanh thu chỉ đạt 29 tỷ USD.
Dù đứng trong top 5 nước xuất khẩu về dệt may trên thế giới nhưng Việt Nam hiện phải nhập khẩu khá lớn trong khâu nguyên phụ liệu may mặc. Trong đó phụ thuộc lớn nhất vào thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc./.