Phát biểu tại hội thảo “Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đồng chủ trì, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội cho rằng, Việt Nam cần thành lập ngân hàng đất để ngân hàng đất này sẽ cho các doanh nghiệp thuê lại đất để sản xuất lớn.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội phát biểu tại hội thảo (Ảnh: SBV) |
Nông dân “ly nông bất ly hương”...
Giải thích cho đề xuất này, TS. Nguyễn Đức Kiên cho biết: Nông dân của chúng ta có nông dân trồng lúa, chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả khác... Ở đây mới nói tới mô hình hộ kinh doanh chứ chưa nói tới vấn đề vươn lên doanh nghiệp lớn. Chưa có ý thức tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm để có thể chia sẻ rủi ro và vấn đề thị trường.
“Nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo hướng tăng nhiều hơn về giá trị và giảm về chi phí đầu vào. Muốn làm được như vậy, bên cạnh nhiều giải pháp khác, cần phải có một cơ chế chính sách đất đai khác đi để nông dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất; bảo hộ quyền sử dụng đất đai mạnh mẽ nhất cho nông dân, doanh nghiệp”-Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam 2016.
Ở góc độ nghiên cứu, ông Kiên đặt vấn đề: tại sao trong sản xuất công nghiệp sẵn sàng cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển giao tài sản ấy cho những chủ sở hữu khác. Tức là ai sử dụng tài sản ấy hiệu quả nhất thì phân công. Tại sao ở trong nông nghiệp lại không áp dụng như thế? Miền Bắc thì dồn điền đổi thửa, còn ở An Giang có cánh đồng mẫu lớn.
Tất nhiên, ông Kiên vẫn lưu ý rằng, “không thể bỏ qua đặc tính, sở hữu của người nông dân”. Đặc biệt, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội đề xuất: “Các nhà nghiên cứu cần tính toán để hình thành ra ngân hàng đất. Qua nghiên cứu, phần đông ở miền Bắc và miền Tây Nam Bộ chỉ còn người già và trẻ con ở khu nông nghiệp. Nên chăng thành lập ngân hàng đất để ngân hàng đất cho các doanh nghiệp thuê lại để sản xuất lớn”.
“Đối với doanh nghiệp trong nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua rõ ràng sự tham gia có nhiều sự cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp nông thôn còn hạn chế và số lượng thì chiếm chưa đến 1% các doanh nghiệp của Việt Nam và quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, chiếm tới gần 97%”- TS. Phùng Giang Hải, Trưởng bộ môn Nghiên cứu Thể chế nông thôn, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn.
Cách làm này, theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Kiên, là đã đạt được “ly nông bất ly hương”. Và nếu không đưa tư duy sản xuất lớn, sản xuất công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp thì sẽ không thể thành công được tái cơ cấu nông nghiệp”.
Cần khuyến khích tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn
Liên quan đến câu chuyện về đất cho sản xuất lớn trong nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành đề xuất cần nhìn nhận bản chất tái cấu trúc nông nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, cần lưu ý đầu tiên là về tích tụ, quy mô lớn, liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt.
“Giờ đây chúng ta phải thay đổi tư duy, tổ chức lại sản xuất. Phải thay đổi tư duy từ nhà lãnh đạo đến người nông dân, chứ không thể duy trì mãi kiểu sản xuất manh mún, tư duy lạc hậu từ bao đời nay là 3 sào lúa trồng 3 kiểu: 1 sào để ăn, 1 sào làm bánh, 1 sào để bán. Doanh nghiệp chúng tôi đã cơ bản xây dựng được mối liên kết với nông dân trong sản xuất lúa giống, nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn chưa xây dựng được cơ chế liên kết rộng khắp và hiệu quả. Đi đâu cũng thấy nói cần bỏ hạn điền, nới rộng chính sách đất đai, nhưng thực tế thì rất khó tổ chức thu gom đất sản xuất.”- Ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam 2016.
“Có thể khẳng định, đầu tư khoa học, công nghệ và tham gia chuỗi liên kết giá trị là cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn nói riêng”- ông Tần nhấn mạnh.
Cho nên, trong số nhiều giải pháp được ông Tần khuyến nghị thì có đề xuất rà soát và hoàn chỉnh các chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn; chính sách khoa học và công nghệ nhằm giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường./.
Nông nghiệp Việt Nam phải sớm bỏ cách làm cũ trong thời đại mới
Liên kết để phát triển nông nghiệp và cùng…thắng