Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 được cho là những đạo luật tiên tiến và có tinh thần cải cách thể chế mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh vẫn chưa bảo đảm tính thống nhất, còn nhiều mâu thuẫn, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan đăng ký đầu tư.
Do vậy, việc xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh được kì vọng sẽ khắc phục những bất cập này, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và thuận lợi hơn.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh được kì vọng sẽ tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và thuận lợi hơn. (Ảnh minh họa:KT) |
Như vậy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 lần việc xin quyết định chủ trương. Còn để có được quyết định giao đất và phê duyệt quy hoạch dự án lại phải mất thêm thời gian là 1 năm nữa. Thời gian kéo dài cùng với chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến thủ tục hành chính buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán nhà để đảm bảo lợi nhuận.
“Thời gian để đầu tư 1 dự án mất 1 năm, chi phí về điều hành, chi phí về lãi vay sẽ tăng khoảng 5% giá thành vào giá bán. Như vậy, nếu tìm được cách giảm được 1 năm, 2 năm thì giá bán sẽ giảm đi 5-10%. Các thủ tục phức tạp không có ích lợi gì cho công trình nhưng người dân sẽ là người gánh chịu việc tăng giá của dự án”, ông Đực phân trần.
Không chỉ lĩnh vực kinh doanh bất động sản, lĩnh vực giáo dục cũng gặp không ít vướng mắc. Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Đối ngoại và Tư vấn luật cấp cao, Tổ chức Giáo dục APOLLO Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang có ý định mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục cấp phép đầu tư, doanh nghiệp lại gặp khó, nguyên nhân là do lĩnh vực giáo dục vừa bị chi phối bởi Luật Đầu tư vừa chịu sự chi phối của Luật Giáo dục nên thủ tục rất phức tạp.
Thay vì nhà đầu tư chỉ phải đến một nơi để đăng ký thì nay lại phải đến hai nơi với hai loại thủ tục và các biểu mẫu khác nhau. Chưa kể do thiếu quy định hướng dẫn nên các cơ quan này thường xuyên “đá bóng” cho nhau hoặc từ chối tiếp nhận yêu cầu của nhà đầu tư.
“Những vướng mắc liên quan đến giáo dục hiện nay không nằm ở luật mà ở các Nghị định hướng dẫn luật. Đặc biệt trong giáo dục, Nghị định 73 hướng dẫn về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục có một số vướng mắc, hiện tại nhà đầu tư đã đề nghị và gửi kiến nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang rất khẩn trương để thu thập những ý kiến đóng góp từ phía các nhà đầu tư để sửa đổi các vướng mắc và khó khăn về thủ tục cấp phép và phê duyệt dự án”, bà Dung chia sẻ.
Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thực tế còn tồn tại không ít vướng mắc phát sinh, không tương thích giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi so với các quy định pháp luật chuyên ngành khác dẫn tới khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình thực thi.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng đề án luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh.
“Theo rà soát của VCCI có tới 37 luật có thể sửa đổi và theo kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội thì có tới 50 dự án luật có liên quan đến kinh doanh có thể sửa đổi bởi nó tạo nên những vướng mắc trên thực tiễn. VCCI rất kì vọng dự án luật sửa nhiều luật lần này có thể sửa đổi những chồng chéo giữa các luật. Chỉ có sửa đổi luật mới sửa được những chồng chéo, chẳng hạn như quy trình đầu tư đất đai, xây dựng, môi trường…”, ông Tuấn đề xuất.
Doanh nghiệp hết hơi vì luật cứ “ông chẳng bà chuộc”
“Trước đây khi làm luật chúng ta thường nhìn từng luật, từng khía cạnh, từng nhóm vấn đề cụ thể của một dự án đầu tư. Lần này sửa đổi sẽ đánh giá một cách tổng thể, đứng từ góc độ của doanh nghiệp, là rà soát các quy định của nhiều ngành để tìm ra những quy định chưa tương thích, chưa hợp lý, tạo ra bất cập cho hoạt động đầu tư, kinh doanh”, ông Hiếu chỉ rõ.
Theo các chuyên gia kinh tế, dự án luật sửa đổi các luật về đầu tư, kinh doanh cần được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ định hướng, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, theo tinh thần của Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và Nghị quyết số 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Đây là yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam về tự do hóa đầu tư và thương mại theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết thời gian gần đây, khắc phục điểm tồn tại trong quá trình thi hành, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam theo hướng thuận lợi, minh bạch, bình đẳng và an toàn./.