Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. |
Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây hàng năm vinh dự chào đón hàng vạn phật tử về hành hương. |
Nhìn bằng mắt thường du khách cũng đã thấy choáng ngợp trước sự đồ sộ của công trình Phật giáo này. Kiến trúc khu chùa Bái Đính mới nổi bật với những hình khối lớn, mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam. |
Toàn cảnh quần thể chùa Bái Đính nhìn từ trên cao. |
Bảo Tháp với chiều cao 100 m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo. Tòa bảo tháp là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ. |
Từ trên tầng thượng của Bảo Tháp, du khách được ngắm trọn vẹn quần thể chùa Bái Đính diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới. |
Điện Tam Thế là một toà cao, rộng, đồ sộ nhất ở khu chùa Bái Đính, nằm trên đồi cao nhất vùng, chiều cao tới nóc 34m, dài 59,1m, rộng hơn 40m, diện tích trong nhà 2.364m2. |
Tháp chuông với hình dáng tựa hoa sen là một trong những kiến trúc nổi bật của quần thể du lịch tâm linh Bái Đính. |
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cột chốn, góc kẻ chuyền, có hai tầng mái uốn cong ở bốn phía, tổng số là 8 mái và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng, thông khí. |
Điện cũng lợp bằng ngói men ống Bát Tràng. Trong điện có 32 cột, gổm 2 hàng cột cái, mỗi hàng 6 cột và 4 phía có 20 cột xung quanh. Cột cái của điện đều làm bằng gỗ tứ thiết, mồi cột cái cao 11,8m, đường kính 0,7m; cột con cao 4,8m, đường kính 0,56m. Tất cả 32 cột đều được đặt trên các tảng đá hoa sen hình vuông. |
Hành lang La Hán được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị, gồm 2 dãy, dài 3.400m với 250 gian, mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá nguyên khối, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư – Ninh Bình) chế tác. |
Trong quan điểm của Phật giáo Tiểu Thừa, La Hán hay A La Hán là trạng thái cuối cùng của một sinh thể trên đường giải thoát. La Hán đã trải qua bốn quả vị là La Hán quả, lúc này đã đạt được thành quả đến một thành tựu rất cao; tức là tu hành đắc đạo, đạt đến sự yên tĩnh vĩnh hằng cõi Niết bàn, thoát khỏi vòng sinh tử. Đó là quan niệm của Phật giáo, còn trong Phật giáo Đại thừa, La Hán được thay thế bằng Bồ Tát. |
Điện pháp chủ chùa Bái Đính thờ Phật Tổ xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng, dài đến 13,5m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8,13m. |
Trong điện có 56 cột bê tông cốt thép, gồm hai hàng cột cái ở giữa, mỗi hàng 4 cột; hai hàng cột trung, mỗi hàng 4 cột; cột con ở bốn phía gồm 20 cột, cột hiên ờ bốn phía gồm 20 cột. |
Tường sau, hai hồi và phía trước hai gian hồi, phía ngoài tường xây gạch không trát, phía trong xây các ô nhỏ cao 0,59 m, rộng 0,3m, sâu 0,3m, tất cả có 1.284 ố nhỏ, bên trong đặt 1.284 pho tượng Thích Ca Mâu Ni nhỏ bằng đồng. |
Tượng Phật Di Lặc đặt trên đỉnh đồi cao nhất trong khu chùa, cao khoảng 100m so với sân chùa. Đó là Phật Vị Lai, đúc bằng đồng ở tư thế hóa thân thành Hòa thượng đi hành khất. Bức tượng tạo hình Phật bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 10 m, an vị trên ngọn đồi của chùa Bái Đính được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là tượng Di Lặc lớn nhất nước. |