1_yewp.jpg
Ngân hạnh hay còn gọi là bạch quả, loại cây thân gỗ rất lớn, thường đạt chiều cao tới 20-35m. Loài cây này có lá là duy nhất trong thực vật có hạt, mang hình dáng quạt với các gân lá tỏa thành phiến lá, đôi khi chia thành nhánh nhưng không bao giờ nối lại thành hệ thống. Ngân hạnh trồng ở Trung quốc cả nghìn năm nay. Nó cũng xuất hiện tại một số nơi khác như Hàn Quốc, Triều Tiên hay Nhật Bản.
Đối với người Nhật, ngân hạnh là loại cây thiêng, được coi như biểu tượng của sự bền vững và trường tồn. Lá của loài cây này đã trở thành biểu tượng chính thức của thủ đô Tokyo từ tháng 6/1989, mang ý nghĩa cho vẻ đẹp, sự thanh bình, phồn vinh và phát triển tại thành phố này. Ảnh: Con đường ngân hạnh nổi tiếng ở Meiji Jingu Gaien, Tokyo, Nhật Bản
Vốn có sức sống bền bỉ, chịu được điều kiện khắc nghiệt, ngân hạnh được trồng nhiều tại các đường phố, đại lộ, đền chùa, lăng mộ cổ. Vào các mùa khác trong năm, loài cây này tỏa bóng xanh mướt. Nhưng khi thu sang, chúng bắt đầu chuyển màu lá. Từ độ tháng 11 trở đi, cả hàng cây nhuộm sang màu vàng óng ả.
Ngân hạnh được trồng nhiều ở Trung Quốc. Tiêu biểu nhất có thể kể tới cây trồng ở chùa Quan Âm thuộc thành phố Tây An, Thiểm Tây, với tuổi đời 1400 năm. Vào mùa thu rụng lá, dưới gốc cây như phủ vàng khoe vẻ đẹp mê hồn. Ảnh: Cây ngân hạnh nghìn năm tuổi ở Tây An, Trung Quốc.
Thảm vàng dưới gốc cây.
Cây ngân hạnh được trồng ở chùa từ đời nhà Đường giai đoạn năm 618 – 907 và vẫn tồn tại đến ngày nay.
Vẻ đẹp của cây nhìn từ trên cao.
Trong khi đó tại Hàn Quốc, ngân hạnh cũng là loại cây báo mùa thu về. Hàng năm cuối tháng 10 đầu tháng 11, những hàng ngân hạnh đồng loạt “đổ vàng” mang tới vẻ đẹp lãng mạn.
Lá cây rụng đầy trên đường Asan.
Vẻ cổ kính của ngôi chùa dưới tán cây./.