1_oleh.jpg
Mỗi buổi sáng, khi mặt trời ló dạng trên sông Nile, người dân Mundari ở Nam Sudan bắt đầu ngày mới của mình bằng việc rửa mặt bằng... nước tiểu của bò. Nước tiểu bò không chỉ giúp họ chống nhiễm khuẩn mà đó còn là cách nhuộm tóc vàng.
Một cậu bé Mundari đang uống sữa trực tiếp từ vú bò. Đàn bò có vai trò quan trong trong cuộc sống của bộ tộc, cung cấp cho họ thực phẩm, dinh dưỡng.
Người đàn ông Mundari bảo vệ đàn bò Ankole-Watusi quý giá (một giống gia súc có sừng được mệnh danh là loài “Gia súc Vua”) của mình với một khẩu súng trường. Mỗi năm ở đây, khoảng 350.000 gia súc bị mất cắp và hơn 2.000 người thiệt mạng vì ăn trộm gia súc.
Một phụ nữ Mundari với những vết khắc hình chữ V trên trán trong nghi lễ truyền thống của bộ tộc. Chị bôi tro lên mặt như một chất khử trùng tự nhiên, có thể bảo vệ da khỏi côn trùng và ánh mặt trời. 
Người đàn ông Mundari tỉnh dậy bên cạnh đàn bò của mình và đánh răng bằng một cây gậy.
Một người đàn ông nằm thư giãn cạnh đám tro đốt phân gia súc. Lớp bụi có thành phần như bột talc, bảo vệ làn da của cả người lẫn bò khỏi cái nóng như thiêu đốt ở Sudan.
Cô gái đang giúp con cừu bú sữa bò. Ở Mundari, không chỉ con người mà cả những loài động vật khác cũng được hưởng lợi từ đàn bò.
Ở Mundari, gia súc đóng vai trò như tiền tệ và cũng là để phân biệt đăng cấp. Những chú bò được sử dụng làm của hồi môn.
Một con bò có sừng có thể cao tới hơn 2 mét. Mỗi con bò có trị giá khoảng 500USD. Người dân Mundari vô cùng yêu quý đàn bò của mình. Cuối ngày, họ bôi tro lên da bò để chống côn trùng.
Người Mundari cho đàn bò vượt sông Nile để đến một hòn đảo, nơi có nguồn cỏ dồi dào.
Nam Sudan là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình 10 năm tới hơn 30 quốc gia châu Phi để săn ảnh của nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi.
Trong bối cảnh nội chiến ở Nam Sudan và xung đột giữa các bộ lạc ngày càng leo thang, người Mundari chọn cách chăn thả gia súc để có cuộc sống bình yên. 
Nhiếp ảnh gia Zaidi nói: "Cuộc chiến đang diễn ra ở Nam Sudan đã cắt đứt bộ tộc Mundari từ phần còn lại của thế giới. Họ không mạo hiểm vào thị trấn mà sinh sống trong các bụi cây".
Ở Mundari, phụ nữ đảm nhận công việc vắt sữa bò và chăm sóc trẻ em.
"Những con vật được đối xử như các thành viên trong gia đình - nhiếp ảnh gia nói - Khi gia súc trở về từ đồng cỏ, chúng biết chính xác chủ nhân của mình đang ở đâu mà về đúng nhà".