vov_2_bnaz.jpg
Cọn nước ở các bản làng tại Lai Châu là điểm khám phá của nhiều du khách đầu xuân và là sản phẩm du lịch mới trong chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng Tây Bắc năm 2017.
Bên chiếc cọn thân thương, đã có bao đôi lứa nên vợ nên chồng sau những lần hẹn hò.
Có những chiếc cọn nước cao gần 10 mét, đưa nước từ suối lên ruộng hoặc dẫn về nhà.
Cọn cũng là nút thắt sợi tình đoàn kết bản trên, làng dưới thêm thắm đượm.
Cọn chính là một nét bản sắc văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Lai Châu từ ngàn năm nay.

Cọn nước ở Lai Châu là một sản phẩm du lịch mới trong chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng Tây Bắc 2017.
Cọn nước thể hiện sự sáng tạo, tài hoa của đồng bào vùng cao trong việc chinh phục thiên nhiên...
Đường về các bản làng thường phải qua suối, sông và băng qua bằng những chiếc cầu treo bồng bềnh, tạo cảm giác lạ.
Già trẻ, trai gái đều không biết cọn nước có từ bao giờ, họ chỉ biết khi sinh ra đã thấy nó quay chậm chạp, đều đều và tạo ra tiếng nước chảy róc rách.
Không ầm ầm tiếng máy, không hao tốn nhiên liệu hay điện năng như những chiếc máy bơm, cọn dùng sức nước để vận hành guồng đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Mỗi năm, cọn nước lại được người dân tu sửa hoặc làm mới một lần để đảm bảo vận hành ổn định.
Ngoài nhiệm vụ cung cấp nguồn nước, cọn nước còn là điểm vui chơi của nhiều trai gái ở các bản làng vùng cao trong dịp xuân về.
Những ngày xuân, cọn nước ở nhiều bản làng của Lai Châu còn là nơi tìm về, khám phá của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, thậm chí có cả du khách nước ngoài.
Thiếu nữ Thái duyên dáng bên cọn nước của bản.
Vật liệu chính kết nối tre, gỗ... làm lên cọn nước là dây mây, song lấy từ rừng.
Với đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, cọn nước không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt và sản xuất lúa nước