1_i_gvay.jpg
Everglades (Florida), Mỹ. Hãy đến Everglades (Nam Florida) - vùng đất ngập nước nhiệt đới với những hòn đảo Florida hiếm hoi mà việc mở rộng của người Homo Sapiens, ô nhiễm và canh tác đã hủy hoại hơn 50% hệ sinh thái độc đáo và mong manh ở đây.
Lưu vực Congo, Tây Phi. Với tổng diện tích 3,7 triệu km2, lưu vực sông Congo là quê hương của các cánh rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới - được mệnh danh là "lá phổi" của hành tinh chúng ta, tạo ra trên 40% oxy của thế giới. Đáng buồn là, theo ước tính, đến 2/3 diện tích rừng sẽ biến mất vào năm 2040.
Công viên Quốc gia Ranthambore, Ấn Độ. Công viên Quốc gia Ranthambore có diện tích khoảng 400 km2, và là một trong những vườn quốc gia lớn nhất ở Bắc Ấn Độ. Vấn đề lớn nhất là những chú hổ nổi tiếng nhất của công viên sẽ sớm biến mất, chưa kể những con mèo đực quý có thể bị tuyệt chủng chỉ trong vòng 15 năm.
Sông băng Franz Josef, New Zealand. Sông băng Franz Josef nằm trên bờ biển phía Tây Nam quốc đảo New Zealand, được tích tụ cho đến năm 2008, nhưng từ đó nó đã bước vào giai đoạn tụt rất nhanh và theo một số ước tính, nó có thể sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 100 năm - thời gian sống của một đời người, không phải là của sông băng 10.000 năm tuổi này.
Rừng Madagascar, Madagascar. Madagascar là một quốc đảo ở Đông Nam Phi, và là nơi trú ngụ của vô số loài động vật, với 90% trong số đó là loài đặc hữu, có nghĩa là chúng chỉ sống ở đó. Tuy nhiên, do việc xây dựng, khai thác bừa bãi và ô nhiễm, hơn 90% diện tích rừng nguyên sinh đã bị chặt phá kể từ ngày con người đặt chân đến đó. Nếu không áp dụng các biện pháp thích hợp, rừng Madagascar và hệ sinh thái độc đáo của nó sẽ bị biến mất vĩnh viễn trong vòng dưới 30 năm.
Bãi đá Great Barrier, Australia. Bãi đá Great Barrier có diện tích 344.400 km2 là hệ thống rạng san hô lớn nhất trên thế giới, nhưng ô nhiễm và đánh bắt cá quá mức là lý do khiến kỳ quan tự nhiên tuyệt đẹp này mất hơn một nửa san hô chỉ trong vòng 27 năm. Một số nhà khoa học thậm chí còn tiên đoán nó có thể biến mất hoàn toàn trong vòng chưa đầy 40 năm tới.
Rừng Tahuamanú, Peru. Rừng Tahuamanú là một trong những nguồn cung cấp gỗ gụ lớn nhất trên thế giới, là nơi trú ẩn của rất nhiều loài động vật quý hiếm như báo đốm, vẹt... - những loài mà nếu không bảo vệ cũng sẽ nhanh chóng bị tuyệt chủng.
Núi Kilimanjaro, Tanzania. Quả núi tự nó sẽ không đi đâu cả, nhưng mũ tuyết của nó đã giảm ít nhất 80 - 85%; người ta ước tính rằng phần còn lại của chiếc mũ băng sẽ có thể biến mất trước năm 2040.
Biển Chết, Jordan/Israel/Palestine. Tính từ năm 1930, biển đã bị thu hẹp một nửa, hiện Biển Chết đang bé dần với tốc độ 1 mét mỗi năm. Hãy đến đó trước khi quá muộn! 
Đảo Ko Tapu, Thái Lan. Đảo Nail huyền thoại, hay Ko Tapu, là một dãy đá cao 20 mét, từng xuất hiện trong bộ phim James Bond năm 1974 và đã được hàng triệu du khách viếng thăm. Tuy nhiên, đảo Nail có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, do cấu trúc không bền vững của đất ở đây.