1. Mang ít hành lý

Những bức ảnh du lịch luôn mang tính chất phóng khoáng và sáng tạo, vì vậy đóng gói hành lý nặng nề chắc chắn sẽ là một vật cản cho các “nhiếp ảnh gia” để thật sự thả mình vào khung hình. Điều tốt nhất vẫn là được mang theo đồ dùng mình quen thuộc, vừa tiện lợi vừa không mất tiền thuê mướn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc những vật dụng không thật sự cần thiết để tránh bị phạt về cân nặng của hành lý khi di chuyển.

Những thiết bị lý tưởng nhất giúp bạn vừa mang đầy đủ vừa nhẹ nhõm chính là: một thân máy, một vài thẻ nhớ, một giá đỡ máy ảnh ba chân nhỏ, một laptop mini, đèn flash, các loại ống kính và một cặp chuyên đựng máy ảnh để bảo vệ các thiết bị khỏi hỏng hóc, cũng như giúp bạn thoải mái hơn khi mang theo.  

2. Chọn đúng ống kính (lens)

Tùy vào địa điểm và mục đích, các loại lens sẽ hỗ trợ hoặc cản trở quá trình chụp ảnh của bạn trong chuyến đi. Nếu bạn chỉ có đủ điều kiện để mang một loại ống kính, những loại lens có thể zoom nhanh từ 18-200mm hoặc 28-300mm đều là các lựa chọn lý tưởng. Thứ bạn muốn cho vào khung hình đôi lúc lại cách bạn một khoảng rất xa, lúc lại ở ngay dưới chân bạn, vì vậy nên những ống kính có góc chụp rộng và zoom được xa luôn là lựa chọn hợp lý nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều lựa chọn, một lens chụp chân dung (50-85mm), một lens góc rộng (10-24mm) và một ống kính tele (70-200mm) là bộ ba rất được ưa chuộng.

3. Chọn đúng cấu hình

Chụp ảnh RAW hoặc JPEG sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa hơn khi xuất ảnh, nhưng việc này đồng nghĩa với việc bạn phải mang nhiều thẻ nhớ bởi cấu hình này sẽ khiến ảnh có dung lượng nặng hơn.

Cố gắng tạo lập thói quen sau mỗi buổi chụp ảnh, hãy xuất ảnh vào máy tính hoặc một thiết bị lưu trữ nào đó của bạn để thẻ nhớ có thể được sử dụng cho ngày hôm sau. Khi chuẩn bị, bạn nên mang theo gấp đôi số lượng thẻ nhớ bạn nghĩ bạn cần dùng.

4. Ghi chép

Sau mỗi ngày chụp ảnh năng suất, bạn nên ngồi lại để lọc ảnh và ghi chú những chi tiết về thời gian, địa điểm và kỉ niệm lúc bạn chụp bức ảnh là như thế nào. Như vậy, bạn có thể vừa chiêm ngưỡng những khung hình tuyệt tác vừa ôn lại được các khoảnh khắc đáng nhớ của chuyến đi. Ngoài ra, ghi chép lại một số điểm nổi bật của ngày chụp và xem lại vào cuối buổi cũng là một ý tưởng nhanh gọn và hiệu quả.

5. Tham quan trước

Nếu bạn cảm thấy bối rối và chưa có cảm hứng chụp hình, 30 phút đi dạo quanh khu du lịch và hỏi han thêm thông tin chắc chắn sẽ giúp bạn tìm ra nguồn động lực cho những bức ảnh của mình. 

Bạn có thể tìm đến những hướng dẫn viên, người dân hoặc các “nhiếp ảnh gia” khác đang thăm thú địa điểm bạn chọn, cùng bạn khám phá hết ngóc ngách và tìm ra những khung hình lý tưởng.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị từ trước, nghiên cứu những địa điểm bạn sẽ đi qua và lập một danh sách theo trình tự thời gian để không bỏ lỡ bất cứ điều gì đáng nhớ trong chuyến đi.

6. Chụp ảnh chân dung

Một trong những vật cản lớn nhất của chúng ta khi chụp ảnh du lịch chính là sự thiếu tự tin. Một vài tấm chân dung nói lên văn hóa và tập quán sinh hoạt của người dân và vùng đất mình đang thăm thú là điều mà ai trong chúng ta đều mong muốn có được. Tuy nhiên, đa số mọi người đều cố gắng lảng tránh, tìm những khung cảnh thiên nhiên khác để không phải giao tiếp với những người dân ở đó. Có lẽ điều tệ nhất có thể xảy ra là họ sẽ nói không, và thực sự đó chẳng là vấn đề gì to lớn. Bạn chỉ cần gật đầu, cảm ơn, tạm biệt họ với những nụ cười thân thiện và tiếp tục cuộc hành trình cảu mình. Hãy lịch sự, tự tin và chân thành, chẳng ai có thể từ chối sự nhiệt tình và thân thiện của bạn mãi được.

Họ có thể hơi ngại ngùng trong những bức ảnh đầu, khi đó, bạn nên đưa họ xem ảnh và tranh thủ kiểm tra những sai sót của mình để tiếp tục chụp lại. Bạn có thể nói chuyện với họ để cả hai cảm thấy thoải mái hơn, cũng như nên biết đến khi nào là điểm dừng để không gặp phải những tình huống đáng tiếc.

7. An toàn

Hầu hết các nơi trên thế giới hiện nay đều an toàn với những người dân thân thiện và dễ gần, nhưng một số còn lại thì không. Vì vậy, bạn nên để ý những cảnh báo trên đường đi để tránh khỏi những trường hợp xấu.

Điều đầu tiên sau khi đặt một chuyến đi là đảm bảo bạn được nhận đầy đủ dịch vụ bảo hiểm cho bản thân và các thuyết bị bạn sử dụng. Bạn nên kiểm tra thật kĩ xem những mục nào được và không được bảo hiểm, ví dụ như chèo thuyền lội suối hay nhảy bungee không được cho vào mục được bảo hiểm chẳng hạn.

Sắm cho mình những vali và ba lô có khóa an toàn, đổi tiền nếu bạn ở một nơi không dùng chung đồng tiền của nước bạn để thuận tiện mua bán và sử dụng dịch vụ.

8. Sáng tạo

Khi bạn đi một tour du lịch được định sẵn với các địa điểm và khu tham quan nổi tiếng, việc sáng tạo trong các khung hình có vẻ là một điều khó khăn. Tuy nhiên, hãy thử chỉ cho phép mình chụp đúng mười bức ảnh “an toàn” và tập trung vào những góc nhìn độc đáo hơn. Bạn có thể lấy góc rộng từ dưới lên hoặc dùng ống kính mắt cá để lấy cảnh từ trên xuống, trên tầng cao nhất của một tòa nhà, hoặc chờ tới những thời điểm hợp lý, đặt máy ảnh cố định tại một ví trí, chậm tốc độ màn chập và ghi lại khoảnh khắc của khung cảnh tuyệt đẹp cùng một chút sự mờ ảo của bóng người qua lại khi hoàng hôn xuống. Hoặc bất cứ kiểu chụp hình nào bạn có thể nghĩ ra.

9. Nghiên cứu địa điểm

Nếu bạn chưa quyết định địa điểm du lịch, việc nghiên cứu về lịch sử, các di tích hay thời điểm lễ hội, tiệc tùng ở các nơi đó là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn gặp nhiều cơ hội hơn, có nhiều bức ảnh đa dạng về thể loại hơn, đặc biệt là kiểu khung hình chân dung và kí sự.

10. Sử dụng ảnh hợp lý

Số ảnh bạn đã chụp được không chỉ nên lưu trữ làm kỉ niệm cho riêng mình, hãy chia sẻ chúng trong một cuộc thi nhiếp ảnh, hoặc trên các trang web để có thêm một khoảng thu nhập thụ động nào đó. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cho mục đích cá nhân như làm CV, gửi đến các tạp chí hay website về du lịch hay làm truyền thông cho các khu du lịch nghỉ dưỡng. Hãy sử dụng chúng một cách thông minh!/.