Lịch sử suốt 600 năm qua Seoul luôn là thủ đô của xứ Kim Chi, từ triều đại Joseon (1392-1910), triều đại phong kiến cuối cùng của Triều Tiên - thành phố này có tên gọi Hanyang cho đến năm 1945, khi chế độ cộng hòa ở Hàn Quốc được thành lập và chính thức thay đổi tên thành phố là Seoul.
Thăm thành phố Seoul, du khách có thể dễ dàng nhận thấy một đô thị lớn nhộn nhịp và hiện đại với những ngôi nhà cao tầng chọc trời hào nhoáng nhưng vẫn lưu giữ nhiều giá trị di tích lịch sử. Một trong số đó là Cung điện Gyeongbok, được vua Taejo - người có công tạo dựng triều đại Joseon - cho xây dựng vào năm 1395. Đáng ngạc nhiên hơn, Gyeongbok là cung điện vẫn giữ được toàn vẹn nhất và lớn nhất trong số 5 cung điện của triều đại này.
Vào thời đó, trong nội cung và khu vực xung quanh có tới 3.000 người sống, sinh hoạt. Cũng như hầu hết các cung điện khác ở Hàn Quốc thì Gyeongbok khi đó được xây dựng học theo kiểu cung điện của Trung Quốc. Cung điện nhìn thẳng hướng Đông, lưng tựa núi. Cũng có thể dễ dàng nhận thấy xanh lá cây là màu chủ đạo trong cung điện này. Lớp sơn màu xanh lá cây và nâu là màu chủ đạo che phủ các mái hiên, các xà bên trong, cột và trần nhà, kết hợp với lối kiến trúc đơn giản, vững vàng tạo nên vẻ hài hòa, không quá đối chọi với khung cảnh thiên nhiên. Loại sơn này được làm tự chất liệu hoàn toàn từ tự nhiên.
Một nét đặc sắc nữa, tại cung điện này vẫn duy trì (phục dựng) gần như nguyên bản phiên đổi gác của lính canh./.
|
Cổng cung điện Gyeongbok |
|
Phía sau cung điện là núi |
|
Chính cung nơi Vua ngự khi thiết triều |
|
Đô thị Seoul nhìn từ chính cung |
|
Kiến trúc độc đáo gần như được giữ và phục dựng lại nguyên vẹn |
|
Cung điện hài hòa với màu xanh của cây cối |
|
Một phiên đổi gác của lính canh trong cấm thành |
|
Phiên đổi gác diễn ra khoảng 15 phút |
|
Phiên đổi gác được hoàn tất |