Nuôi chí phục hồi dòng tranh cổ
Sau hơn 30 năm dạy học ở Đại học Mỹ thuật Hà Nội, năm 1990, ông Nguyễn Đăng Chế nghỉ hưu về sống cùng con cháu tại làng Hồ. Ba mươi năm xa quê cũng là quãng thời gian dài để làng Hồ có nhiều thay đổi. Không còn cái cảnh bến nước con đò cứ nhộn nhịp vào những ngày chợ phiên, không còn cái cảnh trẻ em tíu tít giúp mẹ mang tranh ra sân phơi nắng. Chợ xưa giờ đìu hiu lạnh lẽo chỉ còn trơ trọi lại bãi đất hoang vắng, sông xưa giờ vắng hẳn những chuyến đó.
Bản khắc gỗ duong bản được du khách ưa thích |
Làng Hồ không còn cảnh yên bình của một vùng quê Kinh Bắc, thay vào đó là sự ồn ào náo nhiệt từ buổi bình minh. Xe máy, xe tải vào làng nườm nượp. Làng Hồ đang giàu lên nhờ buôn bán hàng mã. Giờ đây đi khắp thôn, thay cho những bức tranh “gà lợn nét tươi trong”, thay cho “màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” là màu sắc nhộm nhoạm xanh đỏ của giấy hàng mã.
Tranh tứ bình – là bản khắc cổ có giá trị trong phòng tranh của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. |
Bưu thiếp bằng chất liệu giấy dó cũng là một sáng tạo của nghệ nhân |
Giấy dó là chất liệu tạo nên nét đặc trưng riêng cho tranh Đông Hồ |
Mỗi bản khắc, một nếp màu |
Làm giàu từ nghề tranh Đông Hồ
Một góc phòng tranh của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế |
Khi lượng khách, đặc biệt là khách nước ngoài đến với cửa hàng tranh ngày một đông, để đa dạng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn, ông quyết định sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo dựa trên chất liệu giấy dó cũng như cách làm truyền thống của dòng tranh Đông Hồ, và nó thực sự thu hút được quan tâm của khách hàng, của nhiều người am hiểu và yêu nghệ thuật.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang giải thích ý nghĩa từng bức tranh cho khách tham quan. |
Ông đưa nhiều bức tranh Đông Hồ cổ nổi tiếng như: Mẹ con đàn lợn, Em bé cưỡi trâu, Đánh ghen, Hứng dừa… lên lịch, lên những tấm thiệp hoặc bìa những cuốn sổ với nhiều kích cỡ khác nhau đóng bằng giấy điệp hay những bản khắc gỗ cỡ nhỏ (dương bản) để phục vụ du khách tham quan mua về làm kỷ niệm. Nhờ vậy, các sản phẩm tranh của ông làm ra được bán đi rất nhiều nơi, cả trong và ngoài nước.
Cuốn sổ lưu niệm bằng giấy dó gây thích thú cho khách tham quan |
Tháng 3/2007, ông và 5 người con đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế. Ông tiếp tục xây dựng Trung tâm lưu giữ và bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ tại làng Hồ. Trung tâm có 3 hạng mục công trình là khu sản xuất, khu trưng bày và khu triển lãm tranh với số vốn đầu tư lên đến gần 3 tỷ đồng. Ông Chế dự định sẽ phát triển trung tâm tranh dân gian Đông Hồ thành một khu du lịch sinh thái, kết hợp mở các lớp dạy nghề làm tranh truyền thống cho con em trong làng và những người có niềm say mê hứng thú đối với nghề tranh truyền thống mang đậm tính nhân văn này.
Nỗi buồn nghệ nhân
Không chỉ khôi phục lại được dòng tranh mà bao nhiêu năm ông ấp ủ và gia đình ông, cả ba thế hệ từ ông, con, cháu đang sống sung túc nhờ làm tranh. Tuy nhiên trong sâu thẳm tâm hồn của nghệ nhân già này vẫn còn đau đáu những nỗi niềm. Ông tâm sự: “Đã bao nhiêu lần tôi đấu tranh chỉ mong chính quyền trả lại cho chúng tôi cái tên Đông Hồ, nhưng vẫn chưa thấy hồi âm”.
Mỗi lao động có thể làm được hơn 100 bức tranh mỗi ngày. |
Hiện trách nhiệm này đang đè nặng lên đôi vai già nua của những người tâm huyết như ông. Nếu mai đây, không còn những con người tâm huyết ấy, dòng tranh Đông Hồ không biết sẽ đi về đâu!./.