Nữ bệnh nhân này được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hôm 16/3 trong tình trạng suy hô hấp, thâm nhiễm cả hai bên phổi và ngay lập tức phải thở máy. Đến tối 23/3, tình trạng bệnh diễn biến xấu, không có dấu hiệu phục hồi nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà và bệnh nhân đã tử vong sau đó. Ông Hà Ngọc Minh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa cho biết: hiện ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục theo dõi, giám sát sức khỏe những người có tiếp xúc với bệnh nhânNhư vậy, từ đầu năm đến nay, cả nước có hàng trăm bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1, hầu hết là những bệnh nhân có triệu chứng nặng, 2 ca đã tử vong. Bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Không chỉ cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 mới nguy hiểm, mà cúm mùa thông thường, trong đó có cúm A/H1N1 cũng có thể gây bội nhiễm viêm phổi, khó thở, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp và suy đa tạng. Để bảo vệ mình trước nguy cơ nhiễm virus cúm A/H1N1, người dân nên tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện không khoẻ mạnh, những người bị sốt và ho; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; không thức khuya, ăn đủ dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bác sỹ Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo: "Điều quan trọng phòng chống cúm là những người mà nghi ngờ bị cúm thì đeo khẩu trang, bảo vệ, cách lý đối với người thân và thực hành rửa tay cần thiết, vệ sinh khi ho, hắt hơi. Đối với trường hợp nghi ngờ cúm có thể đến cơ sơ y tế tư vấn, chuẩn đoán. Sau đại dịch năm 2009 thì số người nhiễm cúm A/H1N1 của đại dịch còn ít nên đa số người dân chưa bị miễn dịch về dịch cúm nên khả năng bị phơi nhiễm tiếp xúc với người lây nhiễm chủng cúm là cao"./.