Cũng như nhiều tỉnh miền núi khác, hiện nay ở Lai Châu đang là đỉnh điểm của mùa mưa, vì vậy nguy cơ sạt lở núi và lũ quét là rất cao. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là cơn bão Rammasun (Cơn bão số 2) đang đổ bộ vào đất liền, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu đã có công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động ứng phó với cơn bão này. 

Với phương châm “4 tại chỗ”, các sơ, ngành, địa phương chỉ đạo các lực lượng thường trực 24/24, chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương khi bão lũ xảy ra, trong đó lấy phòng chống là chủ yếu. 

sat_lo_2_nbtj.jpgD

o địa hình đồi núi dốc, nên hàng năm mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết: “Lai Châu ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão thì ít mà chủ yếu là ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, tạo ra lũ lụt, lũ quét, ảnh ưởng đến đời sống của nhân dân. Trước tình hình này, Lai Châu cũng đã tiến hành tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện để triển khai các phương án, đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh có Chỉ thị chỉ đạo các huyện rà soát lại toàn bộ những địa điểm có khả năng xảy ra thiên tai. Các địa phương hiện nay đã sẵn sàng và chủ động”.

Ngành Giao thông-Vận tải tỉnh Lai Châu cũng đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt chế độ trực 24/24 để chủ động, kịp thời khắc phục sạt lở đất, đá, đảm bảo giao thông. 

Theo ông Đoàn Đức Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu, hiện nay, tỉnh Lai Châu có trên 800 km đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện. Ngành Giao thông Vận tải tỉnh đã lên phương án tăng bo, vận chuyển hàng hóa, hành khách, đảm bảo đi lại của nhân dân khi xảy ra sạt lở đất, đá. Đối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đang cải tạo, nâng cấp, ngành Giao thông đã chỉ đạo các nhà thầu vừa thi công đảm bảo tiến độ vừa đảm bảo giao thông thông xuốt.

 

Tỉnh Lai Châu chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương chủ động các giải pháp 

Là một trong những đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy tu và sửa chữa và bảo dưỡng đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng cầu đường 3 đang quản lý nhiều tuyến đường quan trọng trên địa bàn tỉnh như: quốc lộ 32, 279, 4D và nhiều tuyến tỉnh lộ khác. Trong hơn 380 km đường công ty đang quản lý, có hơn 100 km đường đèo dốc. Mặc dù, hầu hết các tuyến hệ thống mặt đường đã được nâng cấp, cải tạo, song do độ dốc lớn, khi mưa to mặt đường thường bị sói, sạt lở ta luy dương, làm ách tắc giao thông. Để ứng phó với mưa lũ, nhất là cơn bão số 2, Công ty đã chủ động triển khai nhiều phương án, nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn giao thông.

**Hiện nay, tỉnhLào Cai cũng đã yêu cầu các huyện, thành phố, khẩn trương di chuyển người dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

 

Một điểm sạt lở xảy ra ngày 11/7/2014 trên tỉnh lộ 156 khu vực xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát – Lào Cai

Đến thời điểm này, Lào Cai vẫn còn 340 hộ cần phải di dời ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm. Trong đó có 146 hộ cần di dời khẩn cấp. 

Trước diễn biến của cơn bão mạnh, tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức cử người canh gác, hướng dẫn người dân tại khu vực ngầm, đường qua suối, bến đò, những tuyến đường bị ngập để đảm bảo an toàn, nhất là ở vùng núi cao; chuẩn bị sẵn sàng, lực lượng, phương tiện để hỗ trợ kịp thời các địa phương thực hiện công tác ứng cứu khi có yêu cầu./.