cay_khoai_tnxt.jpg
Theo Đông y, lá khoai sọ, khoai môn có vị cay, tính  bình, có độc; củ vị ngọt cay, tính  bình; vào tỳ thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng.
Đây là món ăn ngon, quen thuộc khi nấu canh hay luộc được các bà nội trợ lựa chọn
Giúp nhuận tràng, chống táo bón. Khoai sọ rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa.
Nó giúp chống suy nhược cơ thể
Bạn có thể dùng khoai sọ nấu cua cùng rau muống giúp tiêu khát, tăng cường sức khoẻ trước thời tiết khó chịu.
Một số thành phần có trong khoai sọ có khả năng làm cho cơ tế bào hoạt động mạnh, tăng tốc độ trao đổi chất. Nhờ đó, nó có thể làm cho da trơn láng hơn và giảm tình trạng khô da.
An thai: Lá khoai sọ thái nhỏ, phơi khô (20 - 30g), dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông, lá gai, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần/ngày chữa tâm phiền ở phụ nữ có mang; thai động không yên.
Củ khoai sọ nấu với cá diếc hoặc cá quả ăn chữa ho lao, gầy yếu.
Chữa tiêu chảy: Lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh, thái nhỏ, sắc uống hàng ngày.
Chữa chứng mất ngủ: Khoai sọ với rau rút làm dễ ngủ, bớt mỏi mệt.
Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi.