lg_g8_thinq_1_dmfb.jpg
Chiếc smartphone G8 ThinQ vừa được LG cho ra mắt với giá khởi điểm từ 820 USD. Ảnh: Engadget.
Điểm nổi bật là G8 ThinQ có thiết kế đẹp, hiện đại với hiệu suất tốt so với các smartphone cùng loại. Ảnh: Engadget.
Cấu trúc bằng kim loại cong và gần như liền mạch của thiết bị mang đến vẻ chắc chắn. Ảnh: Engadget.
Một trong những điểm LG cho là nổi bật khi từ bỏ loa nghe phía trước trong nỗ lực tìm kiếm kiểu dáng đẹp tối thượng. Hay nói cách khác, LG sử dụng màn hình OLED Crystal Sound về cơ bản biến toàn bộ màn hình thành loa. Ảnh: Engadget.
Điều này là nhược điểm khi người dùng muốn thưởng thức nhạc theo mức độ sống động nhất có thể thì phải bật cả màn hình. Ảnh: Engadget.
Theo Engadget, sự kết hợp màn hình/loa/bộ khuếch đại kỳ quặc này còn không mang đến âm thanh nổi tốt như một số smartphone cùng loại khác. Ảnh: Engadget.
G8 ThinQ có 2 camera sau khá chắc chắn 12 megapixel (và camera siêu rộng 16 megapixel. Ảnh: The Verge.
Tuy chỉ có 2 camera sau nhưng nhờ tích hợp trí tuệ nhân tạo, ảnh chụp ra cho chất lượng tương tự LG V4 ThinQ. Ảnh: The Verge.
Song so sánh với các smartphone vừa ra mắt trong năm nay như dòng Samsung Galaxy S10, chất lượng hình ảnh của LG G8 ThinQ mờ nhạt hơn. Ảnh: The Verge.
Và cho dù sử dụng máy ảnh nào, phần mềm của LG thỉnh thoảng vẫn xử lý quá mức. Ảnh: The Verge.
Theo Engadget, tính linh hoạt của hệ thống 3 camera của V40 còn hữu ích hơn so với G8 ThinQ mới, với giá cả tiết kiệm hơn. Ảnh: The Verge.
Một điểm LG nhấn mạnh nữa là khả năng chụp ảnh không chạm (chụp ảnh tự sướng qua cử chỉ tay) hay còn gọi là lệnh Air Motion. Tuy nhiên, tính năng này bị chê là khá tệ so với Samsung. Ảnh: The Verge.
Một tính năng mới nữa của G8 ThinQ là hand ID (nhận dạng qua tĩnh mạch) khiến người dùng thấy bất tiện và khả năng thiếu chính xác hơn so với cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt. Ảnh: The Verge./.