Tại phiên họp, các đại biểu thống nhất với phương án sửa đổi dự án Luật theo hướng trao quyền đăng ký sáng chế kiểu sáng, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước hoặc một phân ngân sách do tổ chức chủ trì nhiệm vụ đó một cách tự động và không bồi hoàn. Tuy nhiên, các đại biểu còn băn khoăn về cách thức quy định về quyền đăng ký, sở hữu, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong các luật và nghị định hướng dẫn thi hành các luật này cũng có điểm khác biệt, dẫn đến sự không thống nhất và phức tạp trong quá trình thực hiện.

Về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Ủy ban Pháp luật đề nghị không áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chỉ áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. Tuy nhiên, đại diện Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Chúng tôi rà soát thấy các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên không thấy không có quy định nào ràng buộc, hạn chế các quốc gia thành viên quy định phạm vi rộng việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, chúng ta loại trừ tên thương mại thì những người tiêu dùng, nhất là vùng sâu vùng xa không thể nắm bắt được sản phẩm nào đúng, thật”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ phải đẩy mạnh hoạt động đổi mới, sáng tạo, chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu công nghiệp lần thứ tư thông qua việc tăng cường khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, giúp hoạt động này ngày càng tiệm cận với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

“Đặc biệt là vấn đề tương thích với các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt đây có hai điều ước quốc tế: Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EVFTA). Một trong những mục đích chính sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần này là để đảm bảo thực hiện các cam kết trong 2 Hiệp định này”, ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ./.