Rút kinh nghiệm sâu sắc khi bà Châu Nga bị bãi nhiễm

Trong buổi họp báo kết thúc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, chiều 26/6, phóng viên đưa ra nhiều câu hỏi, trong đó có vấn đề bà Châu Thị Thu Nga có những dấu hiệu vi phạm từ đầu nhưng tại sao vẫn trúng đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói: “Bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội với bà Châu Thị Thu Nga là sự việc đáng tiếc”.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, quy định ứng cử đại biểu Quốc hội rất chặt chẽ, ngay phiên họp đầu tiên xác định tư cách đại biếu Quốc hội, không thấy có ý kiến gì liên quan đến vấn đề bà Châu Thị Thu Nga. Thời gian qua mới đơn tố cáo những vấn đề liên quan đến bà Nga. Ngay sau khi xác định tình trạng vi phạm của bà Nga, Quốc hội đã bãi nhiệm tư các đại biểu. 

hanh_phuc_qlhe.jpg
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

“Bà Nga bị bãi nhiễm do không đủ tiêu chuẩn, mất uy tín với nhân dân. Việc này cần rút kinh nghiệm sâu sắc cho việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND khóa tới. Việc chọn đại biểu khóa tới cần phải làm chặt chẽ ngay từ ban đầu để chọn được người xứng đáng là đại biểu của nhân dân”, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Sẽ ra nghị quyết về Biển Đông khi cần thiết

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng trả lời về vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông. Ông Phúc cho biết, những vấn đề liên quan đến Biển Đông tương đối phức tạp. Trung Quốc hiện nay đang xây dựng, cải tạo các bãi đá, bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo rõ tình hình. Sau đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã báo cáo trước Quốc hội. Còn việc Quốc hội có ra nghị quyết hay không, quan điểm của tôi là tán thành tuyên bố của Bộ Ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Quốc hội sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, nếu thấy cần thiết sẽ ra Nghị quyết”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rõ.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết thêm, sẽ có kế hoạch để nhân dân tham quan nhà Quốc hội, vì đây là việc làm rất bình thường mà nhiều nước đã làm. Nhà Quốc hội nhà của dân, chính vì thế nhân dân vào tham quan thì được tạo điều kiện.

Ông Phúc cũng cho biết, người dân, học sinh, sinh viên cũng có thể dự thính phiên làm việc của Quốc hội. Những quy định tham quan đang được ban hành và giao đã giao cho các đơn vị chuyên môn nghiên cứu vấn đề này.

“Không phải vì vấn đề an toàn mà không cho người dân vào tham quan. Mà đang cố gắng để người dân vào tham quan nhà Quốc hội. Để người dân xem Quốc hội họp ra làm sao, nhà Quốc hội như thế nào. Nguyện vọng của nhân dân chúng ta cố gắng đáp ứng dù có vất vả hơn./.