VOV.VN -Trước đó, trong phiên họp sáng nay 14/6, Quốc hội biểu quyết thông qua 4 dự án Luật và 2 Nghị quyết.
Chiều nay 14/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV họp phiên bế mạc.
Trước khi nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc kỳ họp, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết chung của kỳ họp, trong đó có nội dung về việc bổ sung danh mục dự án mới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Trước đó, sáng nay, Quốc hội biểu quyết thông qua 4 dự án Luật và 2 Nghị quyết là Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2020.
Đầu giờ sáng nay, với 91,53% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Thi hành án hình sự (sửa đổi). Các đại biểu nhất trí cao với những quy định tại điều 17, 27 và 33, trong đó, đối với điều 33 Luật quy định căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, các ngành nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân.
Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi về cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng để phê duyệt… Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.Ngay sau khi biểu quyết thông qua Luật thi hành án hình sự (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ với 92,56% các đại biểu tán thành.Tiếp đó, với 93,60% các đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Theo đó, Luật quy định học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Về chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để từ đó, địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế.. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.Với 84,30% các đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Quy định, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm: người chưa đủ 18 tuổi; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Tuyên truyền, vận động các gia đình, người thuộc tổ chức, đoàn thể, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào phong trào quần chúng, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, xây dựng đời sống văn hóa và các hoạt động khác tại cộng đồng. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.Tiếp ngay sau đó, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc gia nhập công ước 98. Theo đó, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật khác để tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và thực hiện các cam kết trong Công ước số 98. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Công ước số 98; tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung Công ước số 98 để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.Cũng trong sáng nay, với đa số phiếu tán thành Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2020, theo đó, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm Trưởng Đoàn giám sát./.
VOV.VN - “Tôi nghĩ đây là khoản không nhiều. Chúng ta gọi là chung tay đóng góp, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam được tốt hơn”
VOV.VN - Theo đại biểu, nên quy định khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là “phí chia tay", khoảng 3-5 USD/người.
VOV.VN - Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sắp xếp lại nhóm đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, đảm bảo ngắn gọn, minh bạch.
VOV.VN - Theo ông Ngọ Duy Hiểu, phản ứng của trường ĐH Tôn Đức Thắng là không cần thiết, bởi Tổng Liên đoàn Lao động VN luôn lắng nghe và không làm sai.
VOV.VN - Theo đại biểu, nên quy định khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là “phí chia tay", khoảng 3-5 USD/người.
VOV.VN - Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sắp xếp lại nhóm đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, đảm bảo ngắn gọn, minh bạch.
VOV.VN - Cơ quan chức năng đã kiểm tra mà không phát hiện doanh nghiệp của Trịnh Sướng làm xăng giả, có nghĩa là thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi.
VOV.VN - “Tôi nghĩ đây là khoản không nhiều. Chúng ta gọi là chung tay đóng góp, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam được tốt hơn”