Để hiểu thêm những cống hiến của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Tiến, Tham tán đầu tư Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, người đã từng là phiên dịch cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
PV: Được biết ông là người gắn bó với Nhật Bản nhiều năm, đặc biệt là người có thời gian làm việc bên cạnh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ông có thể chia sẻ những ấn tượng của ông về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải?
Ông Nguyễn Xuân Tiến:Năm 1988, trong bối cảnh quan hệ kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là quan chức cao cấp đầu tiên của Việt Nam đã tới thăm Nhật Bản với tư cách là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ chí Minh. Lúc đó, Thủ tướng đã gặp gỡ với Nghị sĩ Nhật Bản Watanabe Michio, và sau này ông trở thành Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản. Đây là
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, cái bắt tay đó thể hiện việc phái Diều Hâu của Mỹ chấp nhận từ bỏ chính sách đối đầu với Việt Nam, mở đầu cho việc Mỹ bỏ cấm vận Mỹ đối với Việt Nam.
Sau này, dù trên cương vị nào, dù là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, hay Thủ tướng Chính phủ thì đồng chí Phan Văn Khải cũng đã dành nhiều tình cảm cho cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản. Bản thân ông đã gặp và tiếp xúc khá nhiều các đoàn doanh nghiệp cấp cao Nhật Bản sang tìm hiểu chính sách mở cửa của Việt Nam. Cách tiếp xúc ôn hòa, cách giới thiệu chính sách cải cách kinh tế của Việt Nam đã rất thuyết phục các nhà đầu tư Nhật Bản. Và trên cơ sở tin tưởng môi trường đầu tư, chính sách mở của của Việt Nam cũng là tin tưởng cá nhân đồng chí Phan Văn Khải, các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đến với thị trường Việt Nam khá nhiều.
Vào những năm 90, khi đồng chí Phan Văn Khải là Phó Thủ tướng, hầu hết các doanh nghiệp lớn, tập đoàn của Nhật Bản đã thiết lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng như chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài Đại sứ quán Nhật Bản, văn phòng của JICA, JETRO cũng được thành lập trong thời kỳ này.
Ông Nguyễn Xuân Tiến thắp hương tại Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Đại sứ quán VN tại Nhật Bản |
PV: Đúng vào thời kỳ quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trầm lắng, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người đã khơi dậy, thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. Năm 2003, ông Phan Văn Khải đã chính thức thăm Nhật Bản trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một trong những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tới Nhật Bản kể từ năm 1975. Trong chuyến thăm này, Hiệp định thương mại giữa hai nước đã được thỏa thuận và “Sáng kiến chung Nhật-Việt” cũng được ra đời. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của sáng kiến này cho đến hôm nay?
Ông Nguyễn Xuân Tiến:Trước hết, chúng ta cũng nên hiểu cách thức tiếp cận của Nhật Bản khi họ muốn mở rộng quan hệ với quốc gia nào thì thường coi trọng quan hệ cá nhân với một số lãnh đạo của quốc gia đó. Đây là một thực tế. Trong quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản đã coi trọng và tin tưởng ở mối quan hệ với cá nhân nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Theo tôi, cộng đồng các nhà kinh tế, chính giới Nhật Bản rất quan tâm tới quan hệ cá nhân với nguyên Thủ tướng.
Trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, cuối những năm 1990, đầu thế kỷ 21 có cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu á. Trong khó khăn chung đó, Nhật Bản đã có những hỗ trợ chung cho các nước Châu á trong đó có Việt Nam, như là cho Việt Nam vay những khoản tiền vay tín dụng ưu đãi đặc biệt để hồi phục kinh tế. Đồng thời bên cạnh đó, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đã có những hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện các văn bản pháp luật, hệ thống văn bản dưới luật. Đây là cách thức khá khôn ngoan của Nhật Bản bởi vừa có mục đích cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, vừa gián tiếp ủng hộ các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.
Thông qua “Sáng kiến chung Việt Nhật”, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản nêu ra ý kiến, những khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào Việt Nam cho chính quyền, doanh nghiệp Nhật Bản. Và chính chính quyền, doanh nghiệp của Nhật Bản đã phản hồi lại cho Việt Nam, phối hợp với Việt Nam cùng xây dựng, cải thiện lại những văn bản chưa phù hợp cho phù hợp. Nhật Bản thực sự đã đồng lòng chung sức với Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh tế. Theo tôi, đây là một việc làm rất hiệu quả, bởi nó đã đươc đánh giá cao từ cộng đồng doanh nghiệp hai nước cũng như các nhà lãnh đạo của Việt Nam.
PV: Ông đánh giá thế nào về những đóng góp của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong lĩnh vực thúc đẩy đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn trước đó, và những bài học lớn nào cho việc thúc đẩy đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn sau này?
Ông Nguyễn Xuân Tiến: Tôi có thể nói hai điểm. Thứ nhất, trước khi Mỹ bỏ cấm vận cho Việt Nam, tôi vinh dự có thời gian làm việc với Chú Sáu Khải với tư cách là phiên dịch tiếng Nhật. Trong lúc rảnh, tôi thường được Chú Sáu Khải tâm sự rằng, dù Mỹ có bỏ cấm vận đối với Việt Nam, nhưng việc khôi phục lại quan hệ với Mỹ còn mất rất nhiều thời gian. Việc các nước Châu Âu đầu tư vào Việt Nam cũng còn mất nhiều thời gian. Dòng tiền đầu tiên chảy vào Việt Nam và chắc chắn nhất đó chính là từ Nhật Bản. Nhiều năm qua, tôi thấy đây gần như là một chân lý.
Điều thứ hai là, trước những năm 90 của thế kỷ trước và những năm 2000 trở ra khi Chú Sáu Khải là Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng Chính phủ, uy tín cá nhân của Chú Sáu Khải đối với Nhật Bản rất là lớn. Khi đó Nhật Bản còn thiếu hiểu biết về Việt Nam, còn mơ màng và chưa thực sự tin tưởng vào chính sách của Việt Nam và sự thay đổi môi trường đầu tư ở Việt Nam. Nhưng với sự thuyết phục cá nhân của Chú Sáu Khải và các đồng chí lãnh đạo khác cũng như sự chân tình của Chú đã đem lại ảnh hưởng sâu sắc đối với chính giới, cụ thể là các nghị sĩ Quốc hội, các nhà đầu tư của Nhật Bản. Họ đã đầu tư vào Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất, chắc chắn nhất đối với Việt Nam. Ví dụ như tỷ lệ giải ngân cao nhất, tỷ lệ rủi ro là ít nhất. Như vậy, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là thực chất nhất.
PV: Ông có cảm nhận thế nào về cuộc sống đời thường của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải?
Ông Nguyễn Xuân Tiến: Tôi thấy Chú Sáu Khải rất chân tình, ôn hòa và yêu người. Những người như tôi hay gọi lãnh đạo cao cấp của mình là Chú Sáu. Đây là cách gọi tên đầy kính trọng. Không chỉ cá nhân tôi cảm nhận rằng cư xử của Chú Sáu Khải hiền dịu, chân thành mà nhiều người khác như đã nói ở trên đều cảm nhận Chú đối xử với người Việt Nam và người nước ngoài đều mẫu mực và đầy thuyết phục. Với cá nhân tôi, tuy chỉ là người phiên dịch nhỏ bé, nhưng trước đám đông Chú rất tươi cười gọi “Thằng Tiến, lại đây”. Hay mỗi khi ăn cơm, uống rượu, Chú đều hỏi “Thằng Tiến đâu, lại gần đây”. Tôi thấy cách cư xử giữa cấp trên với cán bộ, nhân viên cấp dưới thu hút được lòng người, làm cho những người như chúng tôi đã hơn 30 năm cống hiến vẫn cảm thấy yêu đất nước./.
PV: Xin trân trọng cám ơn ông!
Toàn cảnh lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại TPHCM và Hà Nội
Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải