Mới đây, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chủ trương sẽ giải tán khoảng 70-80 ban chỉ đạo. Hiện, thành phố có trên 100 ban chỉ đạo nhưng hiệu quả điều hành kém, công việc chậm giải quyết, chồng chéo, trong khi các thành viên tham gia ban chỉ đạo phải bận bịu họp hành quá nhiều, không còn thời gian để đi "vi hành" và giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ trực tiếp của mình. Chủ trương dẹp một số ban chỉ đạo được nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Từ câu chuyện của Đà Nẵng để soi chiếu rộng ra mới thấy từ nhiều năm nay, chúng ta quá lạm dụng thành lập ban chỉ đạo mà ít quan tâm thực sự xem các ban chỉ đạo này hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao. Không ít việc khi xảy ra rồi nhưng giải quyết, khắc phục chậm trễ, chúng ta mới giật mình tự hỏi nhau rằng có ban chỉ đạo sao vẫn chậm vậy.

Và mới thấy trách nhiệm cá nhân là cái gì đó rất khó xác định trong một hội đồng chung chung này. Tuy vậy, dù kém hiệu quả, dù lãng phí, tốn kém và làm cồng kềnh bộ máy nhưng việc thành lập các ban chỉ đạo lại có xu hướng tăng và ngày càng phình to.

pham_tat_thang_tr_mwuk.jpg
Ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
"Giảm lạm phát ban chỉ đạo bằng cách nào" là chủ đề được đề cập trên chuyên mục Câu chuyện thời sự phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) với khách mời là ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Mời quý vị độc giả theo dõi nội dung cuộc trao đổi: