Trong những ngày đất nước chuẩn bị kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, về thăm xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nơi đã diễn ra trận chiến Thượng Đức, chúng tôi đến thăm người chỉ huy quân đội địa phương năm xưa. Ông là Nguyễn Trung Chính, nguyên Huyện đội trưởng huyện Đại Lộc. Một trong những người trực tiếp chỉ huy quân đội địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực của ta, chiến đấu giành lại cứ điểm Thượng Đức.

thuong_duc_ofnw.jpgBộ đội tiếp quản chi khu Thượng Đức. Ảnh tư liệu

Chi khu quân sự-quận lỵ Thượng Đức nằm trên tuyến đường Quốc lộ 14, gần sông Vu Gia, có vị trí vô cùng quan trọng nên được quân đội Ngụy Sài Gòn xây dựng thành “cánh cửa thép” nhằm bảo vệ khu liên hợp quân sự Đà Nẵng. Điểm mạnh nhất và khó đánh thắng nhất của Chi khu quân sự Thượng Đức chính là hệ thống hầm ngầm dưới mặt đất.

Rút kinh nghiệm từ những lần đánh trước đó và vận dụng phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng theo phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”, quân đội ta cũng được chuẩn bị kĩ lưỡng cả về tinh thần và quân lực nên khi đã ở vào thế thượng phong thì thắng lợi gần như chắc chắn.

Qua 10 ngày đêm chiến đấu liên tục, đúng 8h30 sáng ngày 7/8/1974, lá cờ giải phóng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Đà đã tung bay trên căn cứ Thượng Đức, hơn 13.000 dân tại khu vực được giải phóng.

Để có chiến thắng lừng lẫy mang tầm vóc chiến lược ở Thượng Đức, 921 cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng đã anh dũng hy sinh và hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Chiến thắng Thượng Đức đã cho thấy bước tiến bộ vượt bậc về trình độ và khả năng tác chiến của quân đội ta, từ đó Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có thể dần khẳng định “quân chủ lực Sài Gòn không thể đương đầu với quân chủ lực của ta, khả năng đánh thắng toàn bộ quân địch đang trở thành hiện thực trước mắt”, là cơ sở mở ra các chiến dịch lớn…giải phóng hoàn toàn miền Nam, thồng nhất đất nước./.

Mời quý độc giả cùng theo dõi: