Ý kiến của Cục Việc làm, Tổng Cục dạy nghề, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Sở LĐTB và XHcác tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam… đánh giá cao những nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp về những điểm mới, tiến bộ, cập nhập kịp thời các quan hệ xã hội trong tình hình mới của đất nước, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp đến những lĩnh vực của Bộ LĐTB và XH.
Công dân có quyền làm việc, được bảo đảm cơ hội việc làm có quyền lựa chọn việc làm và nơi làm làm việc. |
Góp ý vào Chương 2 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, ông Lê Toàn Khang, Phó Giám đốc Sở LĐTB và XHTP Hà Nội cho rằng: Dự thảo dùng từ “mọi người” thay cho từ “công dân” để biểu thị quyền con người. Tuy nhiên, chữ “mọi người” bao hàm cả người mất quyền công dân, đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam là không hợp lý. Vì vậy, nên giữ nguyên từ “công dân” như cũ. Ông Lê Toàn Khang nêu ý kiến: Tại Chương 2 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại điều 15 trang 5 có ghi là “ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được nhà nước và xã hội thừa nhận, nên thay cụm từ “ở nước” bằng từ trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, điều 34 trang 9 ghi là “mọi người có quyền tự do kinh doanh” nên bổ sung cụm từ theo quy định của pháp luật để thể hiện rõ việc kinh doanh trên khuôn khổ pháp luật” .
Các đại biểu cũng góp ý vào các nội dung liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực của Bộ LĐTB và XHtại 10 điều khoản trong dự thảo về: Dạy nghề, lao động việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bình đẳng giới, bảo vệ chăm sóc trẻ em và an sinh xã hội.
Góp ý vào điều 38 liên quan đến quyền của công dân trong lao động làm việc, ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục việc làm đề nghị: Tại khoản 1, điều 38 đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, công dân có quyền làm việc, được bảo đảm cơ hội việc làm có quyền lựa chọn việc làm và nơi làm làm việc. Ở đây nếu dự thảo chỉ quy định công dân có quyền làm việc có thể hiểu họ có quyền thực hiện hoặc không thực hiện và có thể họ không thực hiện điều ấy. Vấn đề này trong khoản 1 điều 20 cũng quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; khoản 3 điều 20 lại quy định công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Do đó, bổ sung ở đây quyền, quyền rồi nhưng phải có trách nhiệm, có nghĩa vụ trong vấn đề làm việc.
Phát biểu tại hội nghị, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐTB và XHcho biết, đã có 32 đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ có báo cáo tổng hợp góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Bộ yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai tham gia góp ý và tổng hợp đầy đủ ý kiến gửi Bộ để báo cáo Chính phủ gửi Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.