Hôm nay (8/8/2018), ASEAN tròn 51 tuổi. Hơn nữa thế kỷ qua, vượt qua những rào cản về thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, khoảng cách về phát triển..., ASEAN đã đạt được những thành tựu ấn tượng, trở thành cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm 2015.
Trong sự phát triển chung đó của ASEAN, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đóng góp chủ động vào các hoạt động chung của khu vực. Trong 23 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc thống nhất của ASEAN cũng như duy trì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực, xây dựng thành công một cộng đồng chung và hướng đến Tầm nhìn ASEAN xa hơn nữa.
Nhân dịp này, phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng. (Ảnh: Đảng Cộng sản) |
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Lợi ích chúng ta thu được khi tham gia ASEAN rất lớn.
Đầu tiên phải nói là có được môi trường hòa bình ổn định, hợp tác và từ môi trường đó ta có được thuận lợi trong phát triển kinh tế thu hút được đầu tư, mở rộng được thị trường. Bên cạnh đó, ASEAN là bước đi đầu tiên của chúng ta ra bên ngoài, và qua ASEAN chúng ta thực hiện được mục tiêu hội nhập, liên kết kinh tế sâu rộng.
Điểm nữa phải nói là sức mạnh tập thể. Tham gia ASEAN chúng ta có được sức mạnh tập thể để neo những lợi ích trong ASEAN và qua đó bảo vệ được tốt nhất lợi ích của mình. Đây là một diễn đàn để chúng ta có thể phát huy vai trò hình ảnh của Việt Nam, đóng góp them vào lợi ích chung của khu vực cũng như thế giới.
Về những đóng góp của Việt Nam, về mặt khách quan, tự nhiên, thì việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã là một đóng góp lớn, vì sự tham gia của Việt Nam đã làm thay đổi hẳn cục diện khu vực Đông Nam Á, và phần nữa là với tiềm năng, tiềm lực thị trường của Việt Nam cũng là đóng góp rất tự nhiên vào ASEAN.
Khía cạnh thứ 2 là chủ quan, từ chỗ chúng ta cố gắng thực hiện các mục tiêu của ASEAN, còn có chỗ phải châm trước thì nay chúng ta đã chủ động tích cực tham gia thực hiện đầy đủ các cam kết của ASEAN, trong một số vấn đề như thực hiện mục tiêu của cộng đồng kinh tế thì Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapore. Cho đến nay, Việt Nam còn đi đầu trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có thể, đặc biệt là trong vấn đề an ninh chính trị, trong kinh tế thì đi đầu trong hội nhập.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng:Thuận lợi cũng rất lớn, nhất là đối với ASEAN. Sau hơn 50 năm thành lập và phát triển, ASEAN trở thành một tổ chức rất thành công trên nhiều mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội. ASEAN cũng là một tổ chức mà qua sau hơn 50 năm người ta rút ra được bài học rằng là phải gắn kết, đoàn kết nhất trí với nhau thì mới phát triển được.
ASEAN đã tạo ra được những cơ chế do ASEAN xây dựng và dẫn dắt. Các cơ chế này đều đang phát huy tác dụng, được các nước thừa nhận. Vị thế của ASEAN cũng được các nước tôn trọng và khẳng định không chỉ ở Châu Á Thái Bình Dương mà còn trải dài cả Ấn Độ Dương.
Bên cạnh đó, thách thức cũng không nhỏ. Thách thức đầu tiên là khi anh đề ra kế hoạch cộng đồng, thì liệu có thực hiện được không trong bối cảnh là còn có sự chênh lệch phát triển giữa các quốc gia thành viên, còn có sự khác nhau về cơ cấu tổ chức thậm chí là tổ chức chính trị, còn khác nhau về lợi ích, trong đó lại có những thay đổi mạnh mẽ trong khu vực cũng như tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì liệu ASEAN có đứng vững được không? Có thực hiện được những mục tiêu của cộng đồng không? Có duy trì được sự đoàn kết nhất trí là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho sự phát triển của ASEAN hay không?
Mặc dù ASEAN có vị trí và vai trò được thừa nhận nhưng trước những cạnh tranh về mặt chiến lược của các nước lớn, những thay đổi nhanh chóng như chủ nghĩa bảo hộ tăng lên… thì liệu ASEAN có giữ được vai trò trung tâm hay không? ASEAN có duy trì được tôn chỉ mục đích của mình khi ủng hộ cho tự do hóa thương mại, tự do đầu tư thì liệu ASEAN có đóng góp được vào việc duy trì xu thế này hay không? Đó là những vẫn đề đặt ra đối với ASEAN.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Singapore xác định rất đúng chủ đề của năm nay là tự cường và sáng tạo. Thứ nhất là về nhận thức, Singapore và các nước nhận thức rất rõ là phải tự cường, phải đứng vững và thống nhất với nhau về lập trường trước những sự kiện bên ngoài.
ASEAN làm được những gì? Trong năm vừa rồi, chúng ta thấy diễn ra nhiều sự kiện: vấn đề Triều Tiên, Biển Đông, Rakhin ở Myanmar, khủng bố, thiên tai… ASEAN đã có nhiều hành đông cụ thể và thống nhất chung. Tự cường còn thể hiện không chỉ trong vấn đề chính trị mà còn cả vấn đề kinh tế thì đều đẩy mạnh sự kết nối của ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
Trong sáng tạo thì Singapore đẩy mạnh ý tưởng thành lập mạng lưới thành phố thông minh và trên thực tế đã đi vào hoạt động từ đầu tháng 7 vừa qua . Mạng lưới thành phố thông tin, trước mắt mỗi nước có 3 thành phố và có tổng số 26 thành phố để đồng bộ hóa nỗ lực phát triển của các thành phố này theo định hướng và chia sẻ kinh nghiệm tốt lẫn nhau, nhưng quan trọng hơn là cùng nhau tìm kiếm đối tác. Vừa rồi cũng đã có một số dự án cụ thể được ký kết giữa các thành phố này với các đối tác bên ngoài hướng tới đô thị hóa bền vững, thích nghi được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN