- Việt Nam khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian
- Việt Nam chuẩn bị phóng vệ tinh VINASAT-2
Đúng 5h13’ sáng nay (16/5) theo giờ Việt Nam, tên lửa Ariane- 5 mang theo vệ tinh VINASAT-2 chính thức khai hỏa từ bãi phóng Kourou tại Guyana (Nam Mỹ). Đến 5h49’, VINASAT-2 của Việt Nam rời khỏi tên lửa Arian -5, đã được phóng thành công lên quỹ đạo sau 36 phút bay.
Đồng hành với vệ tinh VINASAT-2 trong lần phóng này còn có vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản.Để phóng 2 quả vệ tinh này, Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (Arianespace) đã nạp 600 tấn nhiên liệu vào Ariene-5 để hoàn tất hành trình này.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu sau khi vệ tinh VINASAT-2 được phóng thành công |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh:Dự án phóng vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 là các dự án được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hình ảnh tên lửa Ariane -5 mang theo VINASAT-2 rời bệ phóng |
Việc phóng vệ tinh VINASAT-1 thành công và đưa vào khai thác có hiệu quả (sau 4 năm đã khai thác được 90% dung lượng), chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Đây cũng chính là cơ sở để Chính phủ tiếp tục giao cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhiệm vụ làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2.
Phần vỏ khoang chứa vệ tinh được tách ra, chuẩn bị cho việc thả 2 vệ tinh VINASAT-2 và JCSAT-13 ra ngoài không gian vũ trụ |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: Sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT2 lên quĩ đạo là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc hoạt động và khai thác hiệu quả của vệ tinh.
Với kiến thức và kinh nghiệm quản lý đã có được từ VINASAT-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn khẩn trương đưa VINASAT-2 sớm đi vào hoạt động ổn định, có các giải pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả Vệ tinh và cùng với VINASAT-1 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, phấn đấu đến 2020, Việt Nam sẽ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… Như vậy, có thể nói, Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2 mà chúng ta thực hiện hôm nay là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án này.
Nguồn: VTV |
Ngày 19/10/2009, VNPT trình Thủ tướng đề án Vinasat-2 với tổng vốn đầu tư là 260 - 280 triệu USD và được Thủ tướng chấp nhận vào ngày 31/12/2009. Vinasat-2 là vệ tinh thứ hai của Việt Nam được phóng lên quý đạo, sản xuất trên nền tảng khung A2100 với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), Vinasat-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của Vinasat-2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc 150 kênh truyền hình. Nâng cao năng lực viễn thông của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Việt Nam mở rộng dịch vụ ra nước ngoài. Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 cũng là một sản phẩm của nhà sản xuất Lockheed Martin (Mỹ), Vinasat-2 là vệ tinh thứ 101 của hãng này. Lockheed Martin vừa là nhà cung cấp vệ tinh, vừa là nhà thầu giám sát, cung cấp thiết bị trạm điều khiển, hỗ trợ sau khi phóng vệ tinh. Gói thầu giữa VNPT ký và Lockheed Martin được kí vào 24/5/2010. Vinasat-2 được VNPT mua dịch vụ bảo hiểm vệ tinh trị giá 4.700 tỷ đồng tính từ ngày 16/03. Sau khi phóng thành công vào 5h13 sáng ngày 16/5/2012, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) sẽ là đơn vị quản lý và khai thác vệ tinh này. |