Một cơ sở kinh doanh phế liệu thu mua, lưu giữ hàng trăm kg đạn, vật liệu nổ sót lại, tồn tại công khai từ lâu thế nhưng không bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý lĩnh vực này.

Vậy đâu là giải pháp mạnh để không còn những sự việc tương tự xảy ra khi trên cả nước có hàng nghìn cơ sở thu mua phế liệu, trong đó không ít cơ sở vận chuyển, buôn bán trái phép vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh.

vov_26196442_888741707945926_3721099691687864888_n_yzma.jpg
Cơ quan chức năng thu gom hàng trăm kg đạn sau vụ nổ.

Phóng viên đã trao đổi với ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội vấn đề này.

PV: Nhiều người cảm thấy bàng hoàng và đau xót trước vụ nổ xảy ra rạng sáng ngày 3/1 tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cướp đi sinh mạng của 2 trẻ thơ và nhiều người bị thương. Còn tâm trạng của ông khi nghe thông tin này như thế nào?

Ông Lê Việt Trường: Tôi cũng có tâm trạng chung như tất cả mọi người bởi vì đây là sự mất mát đau thương to lớn đối với những gia đình có người bị nạn. Đặc biệt nó lại vào thời khắc chúng ta vừa bước sang năm mới Dương lịch và cũng đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc.

PV
: Thật khó có thể chấp nhận khi chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những người thiệt mạng vì bom đạn còn sót lại. Chúng ta thường thấy, mỗi khi địa phương nào phát hiện vật thể nghi là bom mìn thì lập tức người dân cùng chính quyền địa phương nhanh chóng thông báo lực lượng công an, bộ đội đến xác minh và xử lý. Trong khi đó ở nhiều địa phương trên cả nước, có cả làng chứa bom mìn, vật liệu nổ, đó là những làng buôn bán sắt vụn, phế liệu lại không hề thấy ai kiểm tra, kiểm soát và xử lý và thôn Quan Độ này là một ví dụ?.

Ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và n ninh của Quốc hội. (Ảnh Tuổi trẻ).

Ông Lê Việt Trường: Ở đây có lỗ hổng lớn về công tác quản lý nhà nước vì chúng ta đã có những cơ sở pháp lý đó là luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có luật bảo vệ môi trường để tạo điều kiện cho người dân để có nhu cầu kinh doanh trong lĩnh vực thu gom phế liệu.

Thế nhưng, rất tiếc là công tác quản lý của chúng ta chưa chặt chẽ, vẫn để tình trạng nhập nhằng giữa phế liệu và vũ khí vật liệu nổ. Bởi vì tất cả bom mìn, đầu đạn các loại còn đang ở trong các đơn vị quân đội sử dụng hay tồn sót sau chiến tranh thì vẫn giữ nguyên khái niệm của nó là vũ khí và vật liệu nổ.

PV

: Như vậy, khuôn khổ pháp lý có để kiểm soát vấn đề này nhưng ở đây các sự việc tương tự vẫn xảy ra cho thấy có sự buông lỏng quản lý ở địa phương.

Ông Lê Việt Trường:Tôi xem qua hình ảnh đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng thì ngay điều kiện để kinh doanh phế liệu đã không phù hợp. Thế nhưng chính quyền địa phương vẫn cấp phép cho người ta bởi vì vị trí ở trong khu dân cư đông đúc mà vẫn cứ cấp phép rõ ràng đây là một lỗ hổng.

Lỗ hổng nữa trong công tác quản lý nhà nước là người ta buôn bán phế liệu, trong khi đó bao nhiều đầu đạn trong khi nổ nó còn vung ra, rơi vãi khắp cả làng, ai cũng nhặt được mà chính quyền địa phương không hề biết gì.

Đây không phải là phế liệu mà đây là đang buôn bán vũ khí vật liệu nổ mà pháp luật đang cấm, tư nhân không được phép. Tôi thấy khá nhiều vấn đề còn đang phải bàn.

PV:Làng phế liệu ở Quan Độ đã nổi tiếng rất lâu về buôn bán phế liệu, thu gom các vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Vậy mà, chỉ đến khi vụ nổ xảy ra vào sáng ngày 3/1 thì cơ quan chức năng mới phát hiện ra có hàng trăm kg vật liệu nổ cũng như đạn dược bay vương vãi?.

Ông Lê Việt Trường:Tôi cho rằng phải khởi tố vụ án để điều tra. Chúng ta xem là nguyên nhân nào gây nên vụ nổ này, nó là nổ do đầu đạn, pháo các loại hay là nổ do bom, mìn hay do thủy lôi hay loại nào khác.

Phải xem số lượng là khoảng bao nhiêu gồm những vật liệu đã nổ rồi và những cái chưa nổ. Nếu là số lượng lớn, không phải là vài chục cân mà là hàng tấn thì phải truy xuất nguồn gốc nó từ đâu ra. Không loại trừ những trường hợp nó được tuồn ra từ một cơ sở nào đó đang quản lý những loại vũ khí vật liệu nổ hết hạn sử dụng và đang chờ xử lý. Chúng ta phải tìm ra nguồn gốc của nó để có biện pháp phòng ngừa, phải làm nghiêm ở trong vụ này để giáo dục, răn đe và rút kinh nghiệm quản lý chung.

Hiện trường vụ nổ ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh khiến nhiều người thương vong.

PV: Qua đây chúng ta cũng tổng rà soát toàn bộ các cơ sở trên cả nước ?

Ông Lê Việt Trường: Sau vụ ở Hà Đông, Chính phủ, Bộ Công an, các địa phương cũng lên tiếng làm rất ghê nhưng chúng ta làm giống như phong trào, mở đợt cao điểm, hết cao điểm phải xẹp xuống. Bây giờ, chúng tôi cho rằng phải siết chặt trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, đặc biệt là  cơ sở, cấp được phép cấp giấy cho các cơ quan, tổ chức cá nhân thu gom, buôn bán phế liệu.

PV: Nghề buôn bán phế liệu đang tạo thu nhập lớn cho người dân ở nhiều miền quê, có cần có một chương trình hướng dẫn cụ thể cho những cơ sở về sự nguy hiểm của nghề, ý thức bảo vệ mình và cộng đồng. Việc nhận biết vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và hướng xử lý?.

Ông Lê Việt Trường:Chính phủ cần có sự chỉ đạo, thực hiện một cách nghiêm túc chuyện cho phép kinh doanh phế liệu và siết chặt công tác thu gom vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mà nó đang nằm ở trong cơ quan, tổ chức và cá nhân không được phép quản lý và sử dụng cũng như là số lượng nó đang tồn sót sau chiến tranh. Con số mà cơ quan chức năng thông báo một số lần cho cơ chức năng thông báo cho quan báo chí mà khoảng 800.000 tấn thì chúng ta mới hy vọng giảm được những vụ đáng tiếc như vụ Hà Đông cũng như vụ ở Yên Phong, Bắc Ninh.

PV: Như ông vừa phân tích, thông thường sau mỗi sự việc, cơ quan chức năng thường vào cuộc rầm rộ, kiểm tra, rà soát và rút kinh nghiệm và rồi một thời gian các vụ việc tương tự lại xảy ra. Theo ông, giải pháp căn cơ để giải quyết những vấn đề triệt để này?

Ông Lê Việt Trường:Một mặt là thanh tra, kiểm tra thường xuyên, không phải là làm có phong trào. Hai nữa là cung cấp cho người dân các thông tin về sự nguy hại bởi vì khi thấy bất cứ một vật nào mà có hình thù giống như những loại vũ khí, vật liệu nổ của quân đội mà sử dụng trong lĩnh vực quân sự thì phải báo cáo ngay với công an, quân đội hay chính quyền địa phương để người ta có thể có biện pháp xử lý. Có như thế thì may ra tránh được những vụ việc đáng tiếc.

PV
Xin cảm ơn ông!./.