Cá thể rùa nước ngọt này có tên là Batagur được cán bộ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phát hiện tại Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên (TP HCM) vào tháng 10/2010.

Sau hai năm liên hệ, với sự hợp tác nhiệt tình của Công ty TNHH Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Chi cục Kiểm Lâm TP HCM, các cơ quan chức năng khác tại TP HCM cũn như với Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệm Campuchia, cá thể rùa quý hiểm này sẵn sàng được đưa trở lại Campuchia.

Theo đó, Batagur sẽ được chuyển cho Dự án Bảo tồn rùa Batagur ở lưu vực sông Sre Ambel tại Campuchia.

Tại đây, cá thể này sõ đóng góp đáng kể cho chương trình nhân giống nhằm tăng số lượng quần thể rùa Batagur và cũng như để tăng sự đa dạng cho nguồn gen của loài này.

Batagur là loài rùa nước ngọt sống tại khu vực rừng nhập mặn ven sông ở Campuchia, Thái Lan, Malaysia và vùng Sumatra (Indonesia). Trong văn hóa Campuchia, rùa Batagur còn được gọi là “Rùa Hoàng gia”, một loài rùa từng có số lượng quần thể rất lớn nhưng trước tình trạng bị đánh bắt lấy trứng và thịt quá mức, đến nay chỉ còn một số lượng nhỏ còn sống trong tự nhiên. Thậm chí, rùa Batagur còn được coi là đã biến mất hoàn tại Campuchia cho đến năm 2000 khi người ta phát hiện một quần thể nhỏ ở lưu vực sông Sre Ambel./.